Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần thảo lê
Xem chi tiết
Kiều Linh
1 tháng 11 2017 lúc 21:21

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.

Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”.

Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.

Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…
Cùng với ý trí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng Quang Trung đã làm lên trang lịch sử hào hùng cho dân tộc. chỉ mới khởi binh đánh giặc chưa dành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng nước lớn gấp 10 lần nước mình, để có thể dẹp chuyện binh đao, cho nước nhà yên ổn mà nuôi dưỡng lương thực.

Tài dùng binh như thần: cuộc hành binh thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh ở phú xuân( Huế), một tuần lễ sau đã ra tận Tam Điệp cách Huế 500km. vậy mà đến đêm 30 tháng chạp hành quân ra Bắc vừa đi vừa đánh giặc vậy mà ông hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, răm rắp nghe theo chỉ huy.

Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…

Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..)

Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Nguyễn Hanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 11 2017 lúc 21:16

Văn học Việt Nam
/ \
Văn học dân gian Văn học viết
/ \
Văn học trung đại Văn học hiện đại
/ \ / \
Văn học chữ Hán. Văn học chữ Nôm. Văn học từ Văn học từ
đầu thế kỉ XX năm 1945 đến
đến năm 1945 hiện nay

Yuki Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
13 tháng 12 2017 lúc 20:27

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.


Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”
(công chúa Ngọc Hân)

Đặng Hà Minh Huyền
Xem chi tiết
Chi Chích Choè
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
4 tháng 6 2018 lúc 9:45

Gợi ý:

1. Đoạn văn trên là lời phủ dụ của Quang Trung - Nguyễn Huệ để khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ ở Nghệ An. Lời nói cho thấy Quang Trung là người có tài dụng binh, lời nói mạnh mẽ, dứt khoát, đầy sức thuyết phục và có tầm nhìn xa trông rộng.

2. Lương tri: có lương tâm, khả năng nhận thức, xét đoán đúng sai.

Lương năng: có tài năng, phẩm chất tốt.

3. Câu (3) là câu có chứa thành phần trạng ngữ.

Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Nguyên Puni
4 tháng 6 2018 lúc 17:40

2

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của một bộ sử thi. Tác phẩm có giá trị cả về mặt văn học và sử học.Tác giả mô tả bức tranh sinh động về những biến động trong xã hội phong kiến cuối thế kỷ 18. Những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiếnkhông còn là những thần tượng thiêng liêng, tôn quý mà là hiện hữu những hình ảnh không đẹp. .
Hoàng Lê nhất thống chí còn phản ánh phần nào cuộc sống của nhân dân thời Lê mạt: cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no trước nạn binh hỏa và nạn đói
Một phần lớn nội dung tác phẩm phản ánh khá đậm nét về nhà Tây Sơn. Dù đứng trên lập trường nhà Hậu Lê đối lập, các tác giả dành nhiều sự trang trọng đối với lực lượng Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ.
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tự sự lịch sử. Trên thực tế, tác phẩm không giữ nguyên thi pháp cổ điển của thể loại như mô tả ngoại hình nhân vật theo lối tượng trưng, ước lệ, mà có những đặc điểm được các nhà nghiên cứu đánh giá là đậm sắc thái của Việt Nam

Nên có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử

Đạt Trần
4 tháng 6 2018 lúc 21:20

1) Câu cầu khiến

2)

- Trong văn học Việt Nam thời trung đại, "Hoàng lê nhất thống chí" là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc cả về nội dung cũng như nghệ thuật.

- Với nội dung viết về những sự kiện lịch sử diễn ra trong khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ( cuối Lê đầu Nguyễn),tác phẩm chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc cũng như quan niệm văn sử bất phân - nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam.

- Nếu xét về tính chân thực lịch sử, tác phẩm có thể được xếp vào loại kí sự lịch sử. Nhưng xét về hình thức kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật, cách miêu tả, tự sự... thì tác phẩm lại mang đậm chất tiểu thuyết. Có lẽ vì thế mà "Hoàng Lê nhất thống chí" được xếp vào loại tiểu thuyết lịch sử.

Đạt Trần
4 tháng 6 2018 lúc 21:20

3) Câu Trần Thuật

Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Huong San
5 tháng 6 2018 lúc 11:35

=> Câu nghi vấn

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

nguyen thi thao
5 tháng 6 2018 lúc 9:32

​kiểu câu cảm thán.bộc lộ thái độ tức giận và khinh rẻ những người không có ý chí đấu tranh

Thiên Dương
5 tháng 6 2018 lúc 11:06

Xét theo mục đích nói , câu : " Vậy mà giậc đến không đánh nổi một trận , mới nghe tiếng đã chạy trước " là kiểu câu cảm thán

=> Bộc lộ thái độ t giận và khinh rẻ những người không có ý chí đấu tranh

chipher bill
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
22 tháng 6 2018 lúc 15:18

. Để coi được bao lâu... hehe... tưởng mi khó là mi nhon hử?... nupakachi...cứ để anh.... một ngày không xa anh sẽ có câu trả lời limdim