Hịch tướng sĩ

Mai Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 21:35

a) PTBĐ chính: Biểu cảm.

b) Nỗi lòng của tác giả: 

+ Lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của binh lính.

Bình luận (0)
Suri Bảo Trâm
29 tháng 3 2021 lúc 21:35

 a, phương thúc biểu đạt chính là biểu cảm. 

b, đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng trần quốc tuấn trc sự lâm nguy của đất nc khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của sứ giặc :đau xót tới quặn lòng căm thù giặc sục sôi quyết tâm ko dung tha cho chúng quyết tâm chiến đấu tới cùng cho dù tan xương nát thịt :dẫu chotrawm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa ta cx vui lòng

Bình luận (0)
Kazawa Yui
29 tháng 3 2021 lúc 21:35

a)Đoạn văn có phương thức biểu đạt chính là tự sự xen lẫn biểu cảm.Nhằm nêu lên nỗi lòng uất ức căm tức chưa triệt được quân thù

b)Đau đớn,xót xa trước tình cảnh của đất nước,lòng căm thù giặc cao độ.Chấp nhận mọi hi sinh vì nền độc lập của dân tộc.Qua đó khích lệ tinh thần yêu nước của các tướng sĩ

Mình chỉ nghĩ được thế này thôi.Văn vở mình có lẽ hơi khô khan mong là đừng nem đá mìnhbucminhbucminh

Bình luận (0)
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
Thiên Băng
Xem chi tiết
Minh Nhân
31 tháng 3 2021 lúc 20:44

Câu trần thuật

Mục đích: dùng để bộc lộ cảm xúc, nó góp phần thực hiện tốt vai trò tác động đến tình cảm, nhận thức của tướng sĩ.

Bình luận (1)
Suzanna Dezaki
31 tháng 3 2021 lúc 20:44

Mỗi câu trong văn bản là câu cảm thán. Mục đích nói là bộc lộ cảm xúc căm phẫn, đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan và khao khát được đánh giặc, lập lại hòa bình của Trần Quốc Tuấn

Bình luận (0)
Lê mai
Xem chi tiết
Minh Nhân
31 tháng 3 2021 lúc 21:26

Tham Khảo !

 

Khó có thể hình dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu không có nhân vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn vẹn như ông. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một cách chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này.

Trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một Trần Quốc Tuấn với bao phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.

Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên môi hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”.

Nhưng khi được nắm binh quyền trong tay, Trần Qưốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đốì với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuân đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tốn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.

Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn lại đi cùng với tài năng mưu lược. Với tài năng ấy, ông đã phò giúp hai vị nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn phải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là Án Nam Vương Vương Trần. Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.

Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Tròng tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Những câu chuyện ngắn của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa chân dung nhân cách tuyệt đẹp một con người. Thái độ ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí của Ngô Sĩ Liên đối với Trần Quốc Tuấn cũng chính là thái độ của mọi thế hệ sau này. Dân tộc, nhân dân Việt Nam không thể không tự hào bởi có những người con đã làm rạng danh tổ tông, đất nước như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 21:30

Tham khảo:

Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

 

Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:

 

Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm “thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Dại Vương ốm. Hưng Dạo Dại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Dạo Dại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có-nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.

 

Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế "thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Thời nhà Lí, nhờ "có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”.

 

Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoàn binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân "một lòng như cha con Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc – là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau.

 

Phần thứ hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn. Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô”, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì "cảm phục đến khóc, khen ngợi… lúc thì “ngầm cho là phải ”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần…đứa con bất hiếu ”, rút gươm toan chém – tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết.

 

Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng "Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào.

 

Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc An
Xem chi tiết
Ba Trần
21 tháng 3 2023 lúc 11:14

câu 2

câu cảm thanh bộc lộ cảm xúc

Bình luận (0)
THÙY OANH
Xem chi tiết
KhảTâm
5 tháng 4 2021 lúc 20:38
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mang
Bình luận (0)
Scarlett Ohara
Xem chi tiết
Scarlett Ohara
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 4 2021 lúc 19:54

Tham khảo:

Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300), ông là một trong những tướng tài của đất nước Đại Việt thời xưa của chúng ta, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ của chúng ta. Ông xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc trong bài Hịch Tướng sĩ của chúng em. Không phải là ông cố gắng kìm nén mà thực ra ông đang rất tức giận trước những việc mà quân giặc làm với chính quê cha đất tổ của chính mình, bị chúng xỉ nhục ông không thể chịu được, qua bài này em thấy tác giả đã miêu tả lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn mà còn tố cáo những hành vi đọc ác của phe giặc. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã giữ đất nước của chúng con yên ình cho đến ngày nay.

 
Bình luận (0)
Huyền Phạm
Xem chi tiết
Cao Minh Huy
7 tháng 4 2021 lúc 22:19

=> diễn tả sự căm phẫn, tức giận của Trần Quốc Tuấn trước sự lơ là, mất cảnh giác của quan binh tướng sĩ. Đối với ông, sai lầm này chẳng khác gì đưa đất nước vào thế hiểm nguy, lâm vào tai họa về sau, khác nào việc '' đem thịt(ẩn dụ, chỉ nước ta) dâng cho hổ đói(giặc)''

Bình luận (0)
Ngoc Diep
Xem chi tiết
....
9 tháng 4 2021 lúc 19:47

  Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

      Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

      Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.



 

Bình luận (0)