Địa lý kinh tế

Nhỏ Ngốc
Xem chi tiết
Ánh Right
16 tháng 10 2017 lúc 14:28

- Vai trò của ngành công nghiệp điện tử
+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tế - xã hội lên một trình độ cao mới.
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-1-trang-130-sgk-dia-li-lop-10-c93a12764.html#ixzz4vebvB7tW

Trần Dương
16 tháng 10 2017 lúc 19:16

- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , có thể trực tiếp làm ra sản phẩm ( sản xuất phần mềm , các ngành công nghiệp điệm )
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỉ thuật cao ( sản xuất vật liệu mới , công nghệ gen ,...) , các dịch vụ nhiều kiến thức ( bảo hiểm , viễn thông ...)
- Thay đổi cơ cấu lao động . Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm ( như lập trình viên , những nhà thiết kế công nghiệp , sản phẩm trên máy tính ...) ngày càng cao
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế , đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu

phungvietanh
Xem chi tiết
KARIN
14 tháng 5 2018 lúc 20:55

Dân cư :

- Thuận lợi : Nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn
- Khó khăn : về phát triển kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Nguồn lao động :

- Thế mạnh :
+ Nguồn lao động đông , 42,53 triệu người ( 2005 ) chiếm 51,2 % dân số , mỗi năm tăng thêm 1 triệu người lao động
+ Người lao động cần cù , sáng tạo , có kinh nghiệm ( trong nông nghiệp , lâm nghiệp , ngư nghiệp , tiểu thủ công nghiệp )
+ Chất lượng lao động ngày càng tăng

- Hạn chế :
Người lao động có trình độ cao vẫn còn thấp , đặc biệt là đội ngũ cán bộ kĩ thuật , người lao động chuyên nghiệp vẫn còn thiếu nhiều

Ngọc Hnue
10 tháng 5 2018 lúc 9:42

Những thuận lợi và khó khăn của nguồn lao động nước ta

* Thuận lợi:

- Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng nhanh (D/c)

- Chất lượng nguồn lao động tăng (D/c)

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm

- Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển dịch cả theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế

+ Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế giảm ở khu vực I, tăng ở khu vực II và III.

+ Giảm ở khu vực trong nước, tăng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

* Khó khăn

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm

- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa

Chúc em học tốt!

kudo shinichi (conan)
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
24 tháng 8 2018 lúc 21:48

1. - Nguyên nhân là:do số dân tăng nhanh,cao,tỉ xuất sinh cao hơn tỉ xuất tử.
- Hậu quả:sử dụng nguồn lao động chưa hợp lý(nguồn lao động dồi dào),gây sức ép lên kinh tế xã hội(y tế,giáo dục..), kinh tế bị kìm hãm, thiếu nhà ở, đất , việc làm, xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội,.....

2.- Nước ta có 54 dân tộc anh em.

- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…

Ví dụ:

+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…

+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.

+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

+ Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.

+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

3. + Giao thông vận tải:

- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thm gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.

- Tao mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.

- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.

+ Thông tin liên lạc:

- Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách hợp lí, góp phần thực hiện các mối giao lưu xã hội giữa các địa phương trong nước và quốc tế.

- Góp phần phục vụ nhân dân, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, xã hội.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin liên lạc có vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của con người.

Duc Duy
Xem chi tiết
Thư Soobin
17 tháng 11 2017 lúc 11:19

Câu 1: Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...). Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô. Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

Câu 2:

Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế.

Theo thành phần kinh tế: Nước ta có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.

Chính sự phân loại như vậy, hiện nay nước ta có rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau.

Đinh Tiến Đạt
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 13:10

Các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may là các ngành công nghiệp trọng điểm vì các ngành này là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạng tới các ngành kinh tế khác

Mina Trần
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:40

Phát triển phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:48

Phát triển phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp

- Tăng giá trị khả nâng cạnh tranh của các mặt háng
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh
- Nâng cao các hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp nước ta sẽ không trở thành ngành sản xuất nếu không có sự hổ trợ tích cực của công nghiệp chế biến

Mina Trần
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:39

+ Nhận xét:

- Lúa được trồng trên khắp nước ta.

- Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,…

- Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.

+ Giải thích:

- Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.

- Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.


Mina Trần
Xem chi tiết
Mina Trần
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:49

Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

Có vị trí dịa lí thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa, các mối liên hệ có tính truyền thống. Thị hiếu con người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường. Tiêu chuẩn hàng hóa không cao, phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp của Việt Nam.
Mina Trần
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:27

1. Tài nguyên đất
- Thuận lợi:

+ Là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
- Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
=> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
- Khó khăn:

+ Còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

2. Tài nguyên khí hậu
- Thuận lợi:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (Bắc-Nam, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau
- Khó khăn:

+ Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

3. Tài nguyên nước
- Thuận lợi:

+ Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp
+ Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp
+ Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
- Khó khăn:

+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô

4. Tài nguyên sinh vật
- Thuân lợi:

+ Là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt

- Khó khăn:

+ Tình nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt

+ Ô nhiễm môi trường

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội
1. Dân cư và nguồn lao động
– Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
– Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58,4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp
– Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Thuận lợi:

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện và phát triển

+ Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng kháp góp phần làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các ngành chuyên canh

- Khó khăn:

+ Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất - kĩ thuật và trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, lop 9

3. Chính sách phát triển nông nghiệp
- Thuận lợi:

+ Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu

+ Là cơ sở động viên nông dân làm giàu. Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh của hàng nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống nông dân

+ Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng có sẵn

"Cái này tớ không biết khó khăn"

4. Thị trường trong và ngoài nước
- Thuận lợi

+ Ngày càng được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

- Khó khăn:

+ Sự biến động của thị trường, giá cả không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất một số cây trồng, vật nuôi quan trọng

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 17:23

I. Các nhân tố tự nhiên

1. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn Đất Feralit (16 triệu ha): Phân bố ở miền núi và cao nguyên. Đất phù sa (3 triệu ha): Phân bố ở đồng bằng.

2. Tài nguyên khí hậu.

Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo chiều Bắc – Nam, theo độ cao và theo mùa. Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới và ôn đới. Khó khăn: Sâu bệnh phát triển mạnh, tài biến thiên nhiên gây cho mùa màng thất thu.

3. Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi dày đặc nước ngầm dồi dào Thường có lũ vào mùa mưa, khô cạn vào mùa khô, nên cần có hệ thống thủy lợi.

4. Tài nguyên sinh vật

Sinh vật phong phú, đa dạng là cơ sở để thuần dưỡng cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

II. Nhân tố kinh tế - xã hội

1. Dân cư và lao động

Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp 60% lao động trong ngành nông nghiệp

2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

Có công nghiệp chế biến nông sản phát triển Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hoàn thiện

3. Chính sách phát triển nông nghiệp

Chính sách phát triển nông nghiệp tạo ra mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp.

4. Thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường được mở rộng thúc đẩy SX phát triển. Thị trường biến động ảnh hưởng xấu đến một số cây trồng quan trọng