Địa lý dân cư

Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
3 tháng 2 2016 lúc 16:42

1. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh:


- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 

- 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.

- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.

- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:

+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…

+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.

+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.

+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.

Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.

* Hậu quả dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:

+ Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).

+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. 

+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp. 

Ba chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.

- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:

- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:

+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.

+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.

+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.

- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

2. Vì thành thị dân số đông

--> Nhu cầu tìm việc làm nhiều --> Thiếu việc làm
Nông thôn dân số ít
--> Không có việc làm--> Thất nghiệp

3. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước

- Tốc độ phát triển nhanh
- Mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- Phân bố chủ yếu dựa vào các nhân tố như dân số, nền phát triển kinh tế.

Liên Hồng Phúc trả lời đúng rùi

Lê Quang Minh
5 tháng 11 2017 lúc 21:48

uk

Nguyễn Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 9 2016 lúc 13:05

- Từ cuối nhưng năm 50 của thế kỷ XX dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến tình trạng “bùng nổ dân số”

- Vì cơ cấu dân số nước ta trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm

Nguyễn Hoàng Yến Nhi
13 tháng 9 2016 lúc 12:58

jup tui voi

 

Thanh Quách
Xem chi tiết
Thanh Quách
Xem chi tiết
Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Hoài Thương
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn anh anh
1 tháng 11 2016 lúc 20:18

DÂN SỐ NƯỚC TA TĂNG NHANH . NĂM 2013 CÓ 80,9 TRIỆU NGƯỜI, ĐỨNG THỨ 3 Ở ĐNÁ VÀ ĐỨNG THỨ 13 TRÊN THẾ GIỚI => NƯỚC TA LÀ MỘT NƯỚC ĐÔNG DÂN .

DÂN CƯ PHÂN BỐ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU . DÂN CƯ TẬP TRUNG ĐÔNG ĐÚC Ở ĐỒNG BẰNG , VEN BIỂN VÀ CÁC ĐÔ THỊ ; THƯA THỚT Ở MIỀN NÚI VÀ CAO NGUYÊN . PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CÓ SỰ CHÊNH LỆCH NHAU , 74% DÂN SỐ SỐNG Ở NÔNG THÔN .

>>> SAI THUI NKA BẠN <<< hihi

Thư Soobin
18 tháng 11 2017 lúc 19:00

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều

+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, duyên hải, đô thị. Thưa thớt ở miền núi và tây nguyên

+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (68% năm 2012)

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
21 tháng 1 2017 lúc 20:53

1,- Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

- Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.

2,



Phạm Thu Thủy
21 tháng 1 2017 lúc 20:55

2,

Việc làm là một vấn đề kinh tế-xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

Những năm qua, nước ta tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:

-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

-Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

-Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

-Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.



Nguyễn Thu Hà
7 tháng 4 2017 lúc 22:50

Địa lý dân cư1

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nấm Con
12 tháng 11 2016 lúc 23:24

Thuận lợi:

- Tài nguyên đất : đa dạng, có 2 nhóm chính là đất phù sa và đất feralit.

+ Phù sa: tập trung chủ yếu ở đồng bằng, màu mỡ, thích hợp trồng các lọai cây lương thực như: lúa,ngô, khoai, sắn...

+ Feralit: thích hợp trồng các lọai cây công nghiệp : cà phê, cao su, chè...

- Tài nguyên nước:

+ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

+ sông ngòi giàu phù sa, nhiều hệ thống sông lớn

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhịêt đới ẩm gío mùa với nền nhịêt cao, độ ẩm cao, mưa nhiều thuận lợi cho trồng trọt và sự phát triển của cây trồng

- tài nguyên sinh vật: do khí hậu nhịêt đới gío mùa đã mang lạo cho nước ta nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. ..

KDX
20 tháng 12 2016 lúc 20:49

Thuận lợi:

- Địa hình: Địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp (Núi - đồi - gò - trung du - đồng bằng - bờ biển) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp với một cơ cấu đa dạng

- Đất:

+ Nước ta có diện tích đồi núi lớn (chiếm 3/4 diện tích toàn lãnh thổ) có đất feralit tạo điều kiện để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và một số loại cây khác

+ Nước ta có 2 vùng ĐB lớn của cả nước là ĐBSH và ĐBSCL, ngoài ra còn có các đồng bằng duyên hải miền trung có đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây lương thực

+ Nước ta có diện tích đất pha cát lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày

+ Ngoài ra nước ta còn có diện tích đất mòn núi cao khá nhỏ ở trên các đỉnh núi cao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm

- Khí hậu:

+ Khí hậu nước ta không thuần nhất trên toàn bộ lãnh thổ mà phân hóa đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển một nền nông nghiệp với một cơ cấu đa dạng:

● Ở phía Bắc của dãy Bạch Mã có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây ưa lạnh, có thể sử dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ trong năm, giúp cho vụ đông trở thành vụ chính trong năm

● Ở phía Nam của dãy Bạch Mã có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nóng quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây ưa nóng và phát triển quanh năm

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao, càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm tạo điều kiện thuận lợi để nước ta có thể trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới ở trên những vùng núi ngay trong cả mùa hè

- Nước: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, ngoài ra mạch nước ngầm ở nước ta cũng tương đối dồi dào và phong phú, cung cấp đủ nước để tưới tiêu cho các loại cây trong ngành nông nghiệp

- Sinh vật: Sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú, tạo điều kiện để nước ta có thể lai tạo các loại cây nông nghiệp