Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 6 2017 lúc 14:38

Câu 1:

Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại
- thường được thể hiện bằng những thể văn cổ của phong kiến: Chiếu, hịch, cáo, tấu,... với những cách diến đạt và ngôn ngữ riêng của những vấn đề đó.
- Có nhiều từ ngữ cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng dùng nhiều điển tích, điển cố...
- Mang đậm dấu ấn tư tưởng trung đại.
- văn nghị luận hiện đại là một thể văn ( thể nghị luận) trong văn xuôi hiện đại, chứ không thành các thể văn một cách ròi như văn nghị luận trung đại.
- thoát li khỏi những hình ảnh ước lệ, khuôn mẫu trong câu chữ: tạo được cách hành văn giản dị, câu văn gần với lối nói hằng ngày.
- thoát khỏi những tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

Câu 2: Câu hỏi của BICH HOA DUONG - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 6 2017 lúc 21:39

Câu 1:

Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại

-Văn sử triết bất phân

-Khuôn vào những thể loại riêng:chiếu,hịch, cáo, tấu,... vs kết cấu , bố cục riêng

-In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ,..

-Dùng nhiều điển tích trung đại , điển cổ,hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng

-Ko có những đặc điểm trên

-Sử dụng trong nhiều thể loại văn xuôi hiện đại : Tiểu thuyết luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên ngôn ,..

-Cách viết dản dị, câu văn gắn vs lời ns thường , gắn vs đời sống thực

-Thoát nhưng tư tưởng cô điển theo tư tưởng hiện đại

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 6 2017 lúc 22:04

Câu 2:

Ý chí tự cường của 1 dân tộc đang trên đà lớn mạnh . Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng chứng tỏ triều đình đủ khả năng chấm dứt nạn PK cát cứ , thế và lực sánh ngang phương Bắc . Định đô ở Thăng Long là thể hiện nguyện vọng của Nhân dân thu giang sơn về 1 mối , xây dụng đất nước độc lập tự cường

Bình luận (0)
Phạm trường giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
30 tháng 6 2017 lúc 14:08

Hai câu cuối bài thơ ''Ngắm trăng'' là sự giao hòa giữa Bác và trăng.Đúng vậy, trong 2 câu cuối tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hướng tới vầng trăng và mặc dù không có hoa, không có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lòng yêu trăng của Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vần trăng. Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã không thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hòa cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm 1 cuộc vượt ngục bằng tinh thần.

Bình luận (0)
Cao Hà
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
8 tháng 7 2017 lúc 20:03

I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

>> Tham khảo nhé <<

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
8 tháng 7 2017 lúc 20:05


Dàn Bài
MB1: Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với ng` nông dân VN. Vì thế ,trâu là ng` bạn rất quan trọng của họ.
" Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy aj mà quản công "
MB2: " Con trâu đi trước cái cày theo sau ". Hình ảnh những chú trâu lầm lũi kéo cày quá đỗi thân thuộc với làng quê VN .Con trâu từ lâu là người bạn thân thiết với đời sống Việt. Và ko chỉ có thế, người nông dân xưa còn quan niệm " con trâu là đầu cơ nghiệp "

B-Thân Bài
1. Nguồn Gốc
- Trâu là động vật họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn. Trâu Vn có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

2. Đặc Điểm

2.1: Đặc điểm hình dạng

- Trâu có một thân hình vạm vỡ, bụng tròn to, bốn chân chắc như bốn cột nhà nhỏ, vai u những bắp thịt rất khỏe.
- Hai sừng trâu rỗng, cong vút, hướng vào nhau rất đỗi hùng dũng, đầy tự hào như ý thức được vũ khí lợi hại của mình. Người ta thường phân biệt trâu lành với trâu dữ một phần nhờ đôi sừng. Những con sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, cặp mắt to dữ là con trâu khỏe.
- Da mũi trâu rất dày, có thể xỏ dây qua kéo đi. Mắt trâu to, tròn lồi nhưng thị lực thì kém. Bù lại, hai tai trâu rất thính, lúc nào cũng vểnh lên nghe động tĩnh xung quanh.
- Trâu có đặc điểm nổi bật là bị mất hàm răng trên. Dựa vào đặc điểm này, người xưa đã sáng tạo ra câu chuyện " Trí khôn của ta đây " ( trâu cười vì hổ ngu ngốc đã đập răng vào đá, bị gãy mất hàm răng trên)

2.2: Đặc điểm tiêu hóa ( thói quen ăn uống )

- Đặc điểm riêng biệt không thể không nhắc đến là trâu thuộc bộ Nhai lại. Trâu ăn cỏ rất nhanh dường như chỉ nuốt chứ không nhai. Khi ăn, cỏ sẽ được dẫn xuống dạ dày nhưng chưa tiêu hóa ngay mà được cất ở dạ cỏ. Sau đó những lúc thật sự thảnh thơi nhàn rỗi, trâu sẽ ợ cỏ ở dạ cỏ lên nhai lại. Lúc này cỏ mới thực sự được tiêu hóa. Ngẫm ra trâu cũng thật vất vả nhọc nhằn, ngay cả miếng ăn cũng không thể thưởng thức một lần cho trọn vẹn.

2.3: Đặc điểm sinh sản

- Một năm trâu chỉ đẻ có một lứa. Con trâu con được gọi là nghé ọ. Nghé sơ sinh năng j khoảng 20-25 kg. Nghé lớn rất nhanh nhưng sừng chưa mọc vội mà để lớn lên mới dần chịu nhú ra.

3. Vai Trò Của Trâu

3.1: Con trâu trong lao động sản xuất

- Trâu to khỏe, vạm vỡ, cần cù, chịu thương chịu khó nên người nông dân dùng nó vào việc kéo cày kéo bừa. Từ sáng sớm tinh mơ, trâu đã cùng người "trên ruộng cạn, dưới đồng sâu". Cho đến khi mặt trời đứng bóng ta vẫn thấy trâu miệt mài theo những ruộng cày.
- Trâu bận rộn theo vụ mùa của nhà nông và những ngày rảnh rỗi, trâu còn kéo xe chuyên chở vật dụng hoặc kéo gỗ giúp người.
3.2: Trâu với đời sống vật chất của người

Một đời trâu dâng hiến cho người. Nó còn cung cấp thịt làm thức ăn ngon, da làm trống, sừng làm đồ mỹ nghệ tạo ra những sản phẩm độc đáo.

3.3: Trâu với đời sông văn hóa con người ( trâu đem lại nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa con người )

- Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã đi vào thơ ca:
" Dù ai buôn đâu bán đâu
Ngày 10 tháng 8 chọi trâu trăm nghề
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng 10 tháng 8 thì về chọi trâu "
Ngoài ý nghĩa thi xem trâu của aii được nuôi béo khỏe, xã nào nuôi trâu tốt, lễ hội chọi trâu còn có ý nghĩa cầu mong một vụ mùa gieo trồng tốt đẹp, bội thu.
- Bạn hãy đến xem hội đua trâu ở nhiều làng quê VN. Được người xem cổ vũ nhiệt tình sôi nổi, những chú trâu bình thường chậm chạp là vậy mà lúc đó chạy nhanh dũng mãnh không kém gì những chú ngựa.
- Và thật thú vị khi trâu được chọn làm biểu tượng SEA GAMES lần thứ 22, một lễ hội thể thao đông nhất Đông Nam Á năm 2003. Chú trâu vàng được chọn cho lễ hội, tượng trưng cho sức mạnh của người VN với những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, cần cù, khỏe mạnh và đem lại hạnh phúc cho con người.

3.4: Trâu còn có một vai trò không nhỏ trong đời sống tình cảm của người

a) Trâu là hình ảnh thân thương của làng quê VN
Bước chân đến mỗi cánh đồng hay thôn xóm bản làng VN, hình ảnh con trâu thân thuộc như một dấu ấn báo hiệu xứ sở quê hương. Vào những ngày nông nhàn tháng 3 hay tháng 8, giữa biển lúa xanh rờn trên cánh đồng quê, ven sườn đê, từng đàn trâu thong thả gặm cỏ gợn lên cuộc sống êm ả tự bao đời.

b) Trâu là người bạn của nông dân
Dân gian xưa có bài ca dao:
" Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa ".
Trâu đã gắn bó với người nông dân tần tảo sớm khuya giữa buổi trưa hè: mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" hay trong cái rét thấu xương của tháng giêng, đén mùa gặt trâu và người hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu kéo xe đi trước, người đi sau cùng vui vẻ phần khởi trước vụ mùa bội thu.

c) Với tuổi thơ, trâu là người bạn thân yêu
Ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên từ làng quê, có lẽ vẫn lưu giữ hình ảnh những chú trâu hiền lành dễ mến.Chăn trâu, ngồi trên lưng trâu thong dong hay vừa chăn trâu, vừa thả diều chơi đùa với lũ bạn... Những kỷ niệm đó in sâu trong tấm khảm trở thành kỷ niệm ngọt ngào, dịu mát lòng trước cuộc đời đầy những lo toan mệt mỏi. Chẳng vì thế mà hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng lúa bát ngát xanh đã đi vào bức tranh dân gian tự nhiên, đẹp đẽ như một mảnh tâm hồn đất Việt.

4. Để Trâu Đuợc Khoẻ Mạnh, Phục Vụ Người, Chúng Ta Cần Chú Ý Đến Việc Chăm Sóc, Phòng Bệnh Cho Chúng
- Ngoài việc chăn thả trâu, chúng ta cần cắt cỏ để trâu ăn đủ no, dự trữ cỏ rơm cho trâu.
- Cần tắm thường xuyên cho trâu, quét dọn vệ sinh chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Để phòng bệnh lở mồm long móng, Người ta thường cho một ít muối ăn vào rơm, cỏ.

C. Kết Bài
VD1: Ngày nay trên đà phát triển của công nghiệp cơ khí máy móc, trên nhiều cánh đồng khắp đất nước VN chúng ta, nhiều con trâu sắt hiện đại ( máy cày, máy bừa ) đã và đang ầm ầm chạy ngay chạy dọc. Thế nhưng những chú trâu thân thuộc vẫn mãi mãi là người bạn thân yêu của ngưòi dân VN chúng ta.

VD2: Biết bao thế kỷ trôi qua, có lẽ từ nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì con trâu cũng trở thành báu vật của người nông dân từ đó. Ngày nay, dẫu máy cày, máy kéo, đã thay sức trâu rất nhiều, nhưng trâu vẫn mãi là vật yêu, vật thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân VN.

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
8 tháng 7 2017 lúc 20:24

Bạn tham khảo ha!

Lập dàn bài thuyết minh về con trâu.
Bài làm
A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Bình luận (0)
*&*Chỉ Ly*&*
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
18 tháng 7 2017 lúc 15:54

1. - Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như:

+ Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”.

+ Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí, bình luận:“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…”

=> Có sức thuyết phục đặc biệt.

2.Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về C/S và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

- Cuộc sống:

Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.

- Phẩm chất:

Dù trong hoàn cảnh khó khăn, éo le, bị đầy vào bước đường cùng nhưng ở chị Dậu vẫn toát lên được phẩm chất đáng quý của người phụ nữ: Đảm đan, yêu thương chồng con, người vợ hiền dịu vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Còn ở nhân vật lão Hạc , là một người giàu lòng vị tha, tình yêu thương con cháy bỏng , sự hy sinh cao cả và lòng tự trọng.

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
18 tháng 7 2017 lúc 19:50

2.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Bình luận (0)
Tiến Tân
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc ánh
1 tháng 8 2017 lúc 11:21

Con cái phải biết hiếu thảo kính trọng với cha mẹ.Bởi sống ở trên đời ai mà không có cha, có mẹ. Công cha nghĩa mẹ bao la và rộng lớn mà không có gì so sánh nổi.Mẹ chính là người đã đặt cược cả tính mạng của mình để sinh ra con.Dẫu chịu bao đau đớn,đắng cay nhưng mẹ vẫn luôn hi sinh bản thân mình để cho con được hạnh phúc.Còn cha là người đã đem lại một mái ấm, một tình thương vô hạn mà mỗi khi cô đơn ta có thể tìm về nơi đây bởi tình yêu thương ấy chưa bao giờ phai nhạt theo năm tháng.Cha mẹ luôn luôn là người hi sinh cho con cái một cách vô điều kiện.Chúng ta có cơm ăn áo mặc được học hành đến nơi đến chốn như ngày hôm nay đều nhờ vào sức lao động và những giọt mồ hôi và nước mắt của cha mẹ.Những khi con bị bệnh mẹ luôn bên cạnh con lo cho con từng bũa ăn giấc ngủ mà không màng đến bản thân mình, khi có chuyện buồn mẹ luôn ở bên cạnh an ủi động viên và truyền thêm sức mạnh lên đôi chân của con để con có thể vững vàng bước về tương lai.Cha có lẽ hơi nghiêm khắc nhưng cũng vì lo cho con nên cha mới nghiêm khắc và không thể hiện tình yêu của mình được như mẹ, cha chỉ biết che dấu cảm xúc và lấp sau một con người lạnh lùng trước mặt con cái. Dẫu cho ngày hôm nay con đã lớn,đã khôn và có thể tự bước đi trên con đường của mình nhưng đối với cha mẹ thì con vẫn còn bé dại lắm và họ vẫn luôn muốn được ở bên cạnh chăm sóc và yêu thương con mãi mãiCông cha nghĩa mẹ bao la và rộng lớn mà không có gì so sánh nổi.Mẹ chính là người đã đặt cược cả tính mạng của mình để sinh ra con.Dẫu chịu bao đau đớn,đắng cay nhưng mẹ vẫn luôn hi sinh bản thân mình để cho con được hạnh phúc.Còn cha là người đã đem lại một mái ấm, một tình thương vô hạn mà mỗi khi cô đơn ta có thể tìm về nơi đây bởi tình yêu thương ấy chưa bao giờ phai nhạt theo năm tháng.Cha mẹ luôn luôn là người hi sinh cho con cái một cách vô điều kiện.Chúng ta có cơm ăn áo mặc được học hành đến nơi đến chốn như ngày hôm nay đều nhờ vào sức lao động và những giọt mồ hôi và nước mắt của cha mẹ.Những khi con bị bệnh mẹ luôn bên cạnh con lo cho con từng bũa ăn giấc ngủ mà không màng đến bản thân mình, khi có chuyện buồn mẹ luôn ở bên cạnh an ủi động viên và truyền thêm sức mạnh lên đôi chân của con để con có thể vững vàng bước về tương lai.Cha có lẽ hơi nghiêm khắc nhưng cũng vì lo cho con nên cha mới nghiêm khắc và không thể hiện tình yêu của mình được như mẹ, cha chỉ biết che dấu cảm xúc và lấp sau một con người lạnh lùng trước mặt con cái. Dẫu cho ngày hôm nay con đã lớn,đã khôn và có thể tự bước đi trên con đường của mình nhưng đối với cha mẹ thì con vẫn còn bé dại lắm và họ vẫn luôn muốn được ở bên cạnh chăm

- Triển khai đoan văn theo cách quy nạp

+ Chuyển câu chủ đề xuống cuối đoạn văn

+ Trình bày như sau:

Sống ở trên đời ai mà không có cha,có mẹ ....... Chính vì vậy mà con cái phải biết hiếu thảo kính trọng cha mẹ

Bình luận (0)
Nguyễn Khải Tuấn
Xem chi tiết
Lê Phương Thanh
5 tháng 8 2017 lúc 13:10

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

+ Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối

với bạn trẻ.

+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.

- Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực

2. Thân bài

Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

- Câu thơ của Tô'' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.

- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến

Bị guời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.

- Câu thơ của Tô'' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

- Biểu hiện của lối sống đẹp

Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.

+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Sống hiếu nghĩa với người thân.

+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

- Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

- Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.

- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

- Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

- Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

- Xác định mạc đích sông rõ ràng.

- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Bài làm

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?

“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp

Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,

khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.

“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
5 tháng 8 2017 lúc 6:01

1. Mở bài .

- Giới thiệu , dẫn dắt để nêu vấn đề .

+ trực tiếp : nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung , mục đích của câu thơ .

+ gián tiếp : lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn , đặc biệt đối với bạn trẻ .

+ phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi .

- Nêu vấn đề : vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn , tích cực .

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung , ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

- Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người .

- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh , văn hóa .


- sống đẹp là : sống có ý nghĩa , sống có ích cho cộng đồng , quốc gia dân tộc , sống khẳng định năng lực bản thân , giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục , yêu mến , kính trọng , noi theo ; sống với tâm hồn , tình cảm nhân cách , suy nghĩ khát vọng chính đáng , cao đẹp .

- Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn , thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp .

b. Biểu hiện của lối sống đẹp

- Sống có lý tưởng , mục đích đúng đắn , cao đẹp :

+ Sống tự lập , có ích cho xã hội .
+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+ sống có ước mơ , khát vọng , hoài bão vươn lên , khẳng định giá trị , năng lực bản thân .

- Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu :

+ hiếu nghĩa với người thân
+ quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ dũng cảm , lạc quan , giàu ý chí , nghị lực .
+ không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .

- Sống không ngừng học hỏi , mở mang trí tuệ , bồi bổ kiến thức :

+ học để biết , để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội , để khám phá chính mình .
+ học để sống có văn hóa , tiến bộ .
+ học để làm , để chung sống , để khẳng định chính mình .

- Sống phải hành động lương thiện , tích cực :

+ không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp

+ hành động cần có tính xây dựng , tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể .

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp .

- Thói ích kỷ , vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen , ti tiện , vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội : như nạn tham ô , phạm pháp , …

- Thói sống buông thả , tùy tiện , thiếu lý tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách , sống vô nghĩa , không có mục đích , vô giá trị , sống thừa .


- Thói lười nhác trong lao động , học tập dẫn đến ngu dốt , thiếu kỹ năng sống , kỹ năng làm việc và quan hệ xã hội .

- Sống vô cảm , thiếu tình yêu thương , lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc , thiếu tính nhân văn .

d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

- Tích cực học tập trong cuộc sống , lịch sử , sách vở .
- Xác định mục đích sống rõ ràng .
- Rèn luyện đạo đức , tinh thần lao động , mở mang tri thức .

3 . Kết bài .

- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp .

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người , là tiêu chí đánh giá giá trị con người .

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở , gợi mở về lối sống đẹp , nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay .

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
5 tháng 8 2017 lúc 6:02

Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Có người chỉ biết sống cho riêng mình, cho hiện tại mà chẳng cần biết đến kẻ khác, chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng cũng có rất nhiều người luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống làm thế nào để có một cuộc sống đẹp theo đúng ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Một khúc ca xuân cũng đã từng bâng khuâng: “Ôi sống đẹp đẹp là thế nào hỡi bạn”.

“Sống đẹp” là cách sống không phải chỉ biết sống cho riêng mình, sống theo lối sống cá nhân, ích kỉ, đi ngược lại đạo lí làm người... mà “sống đẹp” là một cách sống biết hi sinh, vị tha, biết đấu tranh cho hạnh phúc của người khác, tức là phải luôn luôn sống theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

“Sống đẹp ” còn là cách sống luôn hướng về một mục đích, một lí tưởng cao đẹp, luôn gắn bó cuộc đời mình với đất nước với nhân dân. Cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho cách sống đẹp. Vì thiết tha với đất nước, với nhân dân nên cả cuộc đời Bác phải trải qua biết bao nhiêu hi sinh, gian khổ để đấu tranh cho nền độc lập, tự do của đất nước, cho hạnh phúc của nhân dân: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy - Như dòng sông chảy nặng phù sa" như nhà thơ Tố Hữu đã nói.

Người có cách sống đẹp là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, có ước mơ trong sáng, có niềm tin và nghị lực vượt qua bao sóng gió của cuộc đời để vươn đến một tương lai tươi sáng. Qua bao kì thi tuyển sinh vào Đại học ta đã thấy có nhiều học sinh con nhà nghèo thiếu sách vở, thiếu thời gian vì còn phải làm việc để phụ giúp gia đình nhưng nhờ có tinh thần hiếu học, luôn nỗ lực trong cuộc sống và học tập nên đã trở thành thủ khoa trong những kì thi tuyển sinh đại học ấy.

“Sống đẹp” sẽ đem lại cho chúng ta một cuộc sống thật vô cùng ý nghĩa. “Sống đẹp" sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trong sáng, thanh cao hơn, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đẩy lùi cái xấu, phát huy cái tốt, làm cho người gần người hơn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú văn minh hơn.

Người học sinh sống đẹp là phải biết chăm chỉ học tập, có đạo đức tót, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái, hòa nhã với bạn bè, biết nghe theo những lời hay, lẽ phải mà cha mẹ và thầy cô thường dạy bảo. Hơn nữa một người học sinh sống đẹp là người học sinh ấy phải trung thực trong học tập, không quay cóp trong khi làm bài, không xả rác trong lớp học và nơi công cộng, phải biết yêu thương, trân trọng, giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, phải biết bênh vực và đấu tranh cho lẽ phải, không tham gia vào các vụ bạo lực học đường.

Hơn nữa, khi chúng ta sống đẹp, được mọi người thương yêu, trân trọng thì khi chúng ta gặp rủi ro, hoạn nạn, chúng ta sẽ được mọi người cứu giúp, cưu mang, đùm bọc để chúng ta vượt qua những rủi ro hoạn nạn ấy.

Tóm lại, “Sống đẹp” là biểu hiện cách sống của một con người có văn hóa. Sống đẹp: làm cho nhân cách của chúng la ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Muốn sống đẹp chúng ta phải luôn đấu tranh với cái ác, cái xấu, tư tưởng cá nhân ích kỉ, tầm thường, nhỏ hẹp; phát huy cái tốt, cái thiện và phải biết trân trọng cái đẹp.

~` Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
*&*Chỉ Ly*&*
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
5 tháng 8 2017 lúc 20:38

>> Mình không biết làm cho lên là bạn tham khảo bài này nhé ( nguồn in tơ nét ) , cx chỉ là dàn ý thôi <<

Mở bài : Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận . Ở đây các em không cần chép hết câu chuyện vào bài thi, chỉ cần nhắc tới tên truyện và nội dung chính, đồng thời nêu được vấn đề cần bàn luận.

Thân bài :

1. Tóm lược nội dung câu chuyện để rút ra vấn đề :
– Câu chuyện kể về loài chim Chàng Làng( còn có tên khác là chim Bách Thanh), loài chim này có khả năng tuyệt vời là bắt chước giọng của những loài chim khác.
– Bản thân chú chim này rất tự hào về khả năng của mình và khi có mặt đông đủ bạn bè, họ hàng nhà chim chú lại trình diễn năng khiếu ấy cho mọi người thưởng thức.
– Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mình thì chú xấu hổ bay đi mất vì xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mình một giọng hót riêng.
=> Câu chuyện phê phán thói bắt chước, nhại lại mà không chịu suy nghĩ, không chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người.
2. Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện:
– Bắt chước là một thói quen được hình thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con người học hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thích nghi với cuộc sống.
– Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải qua bởi khó có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào những ý tưởng cũ. Bắt chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi là tài năng nếu sự bắt trước y như thật.
– Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo. Thành công của ngày hôm nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể giống ngày hôm nay vì thế con người không thể rập khuôn, bắt chước những cái đã có.
– Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xã hội: nói theo, viết theo, nghĩ theo, hành động theo…nhất là đối với học sinh hiện nay. Việc bắt chước một cách máy móc đã làm các em mất đi phong cách riêng của mình, thui chột khả năng sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tương lai.

->> Phê phán những người tự cao tự đại, kiêu ngạo về bản thân.

->> Cần phê phán những người rập khuôn, máy móc, không biết sáng tạo, chỉ quen đi theo những lối mòn của người đi trước

Dẫn chứng : Có thể lấy dẫn chứng về tấm gương sáng tạo ở Việt Nam
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Trong cuộc sống không tự biến mình thành những con chim Chàng Làng chỉ biết làm theo người khác một cách máy móc
– Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định mình và đi tới thành công.

Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện, Liên hệ bản thân.

Bình luận (6)
Đạt Trần
5 tháng 8 2017 lúc 20:46

Dàn ý như cj Hạ Vy còn đây là ý để viết bài nha

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Chim Chàng Làng

Nhận thức về câu chuyện

- Câu chuyện kể về loài chim Chàng Làng( còn có tên khác là chim Bách Thanh), loài chim này có khả năng tuyệt vời là bắt chước giọng của những loài chim khác.

- Bản thân chú chim này rất tự hào về khả năng của mình và khi có mặt đông đủ bạn bè, họ hàng nhà chim chú lại trình diễn năng khiếu ấy cho mọi người thưởng thức.

- Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mình thì chú xấu hổ bay đi mất vì xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mình một giọng hót riêng.

=> Câu chuyện phê phán thói bắt chước, nhại lại mà không chịu suy nghĩ, không chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người.

Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện

- Bắt chước là một thói quen được hình thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con người học hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thích nghi với cuộc sống.

- Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải qua bởi khó có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào những ý tưởng cũ. Bắt chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi là tài năng nếu sự bắt trước y như thật.

- Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo. Thành công của ngày hôm nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể giống ngày hôm nay vì thế con người không thể rập khuân, bắt chước những cái đã có.

- Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xã hội: nói theo, viết theo, nghĩ theo, hành động theo…nhất là đối với học sinh hiện nay. Việc bắt chước một cách máy móc đã làm các em mất đi phong cách riêng của mình, thui chột khả năng sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tương lai.

Bài học nhận thức và hành động

- Trong cuộc sống không tự biến mình thành những con chim Chàng Làng.

- Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định mình và đi tới thành công.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
5 tháng 8 2017 lúc 20:31

* Lập dàn bài :

- Giải thích nội dung, vấn đề của câu chuyện trên.

+ Phê phán những kẻ chỉ biết nhái lại , bắt chước người khác mà không có cố gắng, không có lập trường vững vàng tự sáng tạo cho mình một cái mới.

- Vậy bắt chước người khác nghĩa là gì?

+ Là không biết suy nghĩ, tư duy mà phải học từ người khác mới có thể làm được.

- Chứng minh tính ỷ lại, bắt chước người khác.

+ Trong học tập : có những người mặc dù đến lớp có nghe cô giáo giảng bài nhưng khi về nhà họ lại học một cách máy móc mà không hiểu nội dung, vấn đề nêu ra là gì khiến các bạn nảy sinh tình trạng học vẹt, nhại lại người khác.

+ Trong công việc: Có người thì luôn cố gắng tìm tòi , nghiên cứu, suy nghĩ ngày ngày nhưng trái lại đó, có người chỉ luôn bắt chước mà không có sáng tạo cho riêng mình.

- Cần rèn luyện như thế nào để thay đổi được bản tính xấu :

+ Phải biết tự mình khổ luyện, tìm tòi .

+ Bản thân suy nghĩ " bắt chước " sẽ đem đến tác hại gì đối với mình ? Từ đó, biết sửa chữa được cách học để hiệu quả hơn.

+ Học hỏi những tấm gương biết tự sáng tạo, học theo cách riêng của mình.

- Phê phán người chỉ biết bắt chước người khác .

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Lan
11 tháng 8 2017 lúc 16:05

Đề cương ôn tập văn 8 học kì IIĐề cương ôn tập văn 8 học kì IIĐề cương ôn tập văn 8 học kì IIĐề cương ôn tập văn 8 học kì IIBài làm :

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Lan
11 tháng 8 2017 lúc 16:04

Câu trả lời như sau:

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Lan
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
9 tháng 8 2017 lúc 9:11

- Đây là đoạn văn tổng - phân - hợp

- Vì : Câu 1 là chủ đề

Câu 3 (câu cuối) cũng là chủ đề , ở vị trí kết đoạn

Bình luận (1)
Giang
11 tháng 8 2017 lúc 15:31

Câu 1:

“Dân chài lưới làn da đen rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.

Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (1)
Giang
11 tháng 8 2017 lúc 15:36

Câu 2:

* Hoàn cảnh ra đời của văn bản "Thuế máu":

Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở

Việt Nam năm 1946. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để' thuộc địa. Sau đại chiến thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa hẹn tốt đẹp với nhân dân thuộc địa. Hơn nữa, chúng ra sức tăng cường toàn bộ chính sách bóc lột, đàn áp hết sức dã man, với những kế hoạch quy mô, những tổ chức có hệ thống về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa. Hầm mỏ, nhà máy, đồn điền cao su tập trung hàng nghìn công nhân là những địa ngục trần gian. Thuế má nặng nề, phi lí, rượu cồn, thuốc phiện..., giam hãm người nông dân trong cảnh bần cùng, đói rét. Bộ máy quan lại được củng cố, trở thành những công cụ đắc lực, bắt bớ những người yêu nước và bóc lột đến tận cái khố rách của nhân dân thuộc địa. Chúng thi hành mọi chính sách thâm hiểm và trắng trợn chống lại nền văn hóa dân tộc. Nấp sau chiêu bài "Bình đẳng, Bác ái", và nhiều khi không cần chiêu bài gì, chúng muôn biến những dân tộc bị áp bức thành những dân tộc đời đời làm nô lệ. Để thực hiện những âm mưu ấy, chủ nghĩa đế quốc Pháp xuất khẩu những tên thực dân sang thuộc địa. Bọn này hùng hổ kéo từng đoàn, từng lũ sang thuộc địa để vơ vét, chém giết, dưới khẩu hiệu lừa bịp “khai hóa ". Dù che giấu dưới cái vẻ hào nhoáng nào, chúng vẫn lộ nguyên hình là những con quỷ dữ. Đó là hình ảnh cụ thể nhất của chủ nghĩa đế quốc "ăn bám" và "thối nát". Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chủ tịch đã miêu tả quá trình tiêu vong của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn giãy chết của nó, qua hình tượng những tên thực dân dưới nhiều hình dáng.

* Ý nghĩa nhan đề của văn bản "Thuế máu":

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm.

Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa.

Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa.

Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí).

Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu.

Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.


Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (1)
Lê Phương Thanh
11 tháng 8 2017 lúc 16:19

Câu 1:Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” - Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”... Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến...”


Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” - hai tiếng thân thương, quê hương - niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu - Tế Hanh - đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Bình luận (1)