Thuyết minh về cây chổi quét nhà
Thuyết minh về cây chổi quét nhà
Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm/Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ… Lời bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Hà Đức Hậu, trẻ con cả nông thôn và thành thị thập niên 70, 80 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc. Nó nằm trong chương trình dạy cho trẻ con mẫu giáo. Nét nhạc vui tươi, lời thơ giản dị, dễ nhớ.
Cho đến tận bây giờ hình như vẫn chưa có bài hát thiếu nhi nào được nhiều thế hệ trẻ con yêu thích đến thế. Bện chổi là công việc người già và trẻ nhỏ ở nông thôn ai ai cũng biết. Vài đứa trẻ lớn ở thành phố sơ tán về nông thôn những năm 1960 cũng tập tành bện chổi.
Cái chổi không phải lần đầu tiên và duy nhất có mặt trong văn chương, nghệ thuật. Trong cuốn Thánh Tông di thảo của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã có truyện Ma chổi. Một câu chuyện huyền bí mang màu sắc Liêu Trai rất rõ của văn học thời ấy. Cái chổi về sau còn được nhà thơ Tố Hữu đưa vào bài thơ Tiếng chổi tre. Học sinh cấp 3 từ sau năm 1960 ai cũng học thuộc lòng. Hơi khó thuộc vì thể thơ bậc thang mới lạ nhưng đó là bài thơ tiêu biểu ca ngợi giai cấp công nhân từng có mặt rất nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp.
Chổi dĩ nhiên được dùng để quét. Tiếng Việt không phân biệt nhiều lắm các loại chổi. Chỉ gọi chung là chổi mà thôi dù rằng vật liệu, cách thức chế tạo và công dụng tùy nơi tùy chỗ có khá nhiều khác biệt. Vùng đồi núi trung du người ta làm chổi bằng lá cọ, cây chổi xể. Chổi này cũng chỉ quét sân vườn và những nơi rộng rãi. Vài nơi có chổi thông buộc bằng lá thông. Nhà chùa quét bàn thờ và thợ quét giấy điệp in tranh dân gian hay dùng. Miền xuôi có chổi tre rất thông dụng. Nan chổi chẻ bằng cật tre bó lạt. Tùy theo người sử dụng mà tra cán dài ngắn khác nhau. Những năm trước, các gia đình Hà Nội thường có vại nước gạo để chứa thức ăn thừa nuôi heo. Những người đến xin nước gạo thường trả bằng vài cái chổi tre và chổi rễ (dũa tre cọ nồi) mỗi tháng. Chổi ấy để quét sân và khu vệ sinh của những ngôi nhà trong phố đã chia năm xẻ bảy sau hòa bình.
Cái chổi thông dụng nhất vẫn là chổi lúa. Bện bằng rơm nếp vàng óng. Cả nông thôn và thành thị đều dùng nó để quét nhà. Nền đất và nền gạch đỏ chỉ nó mới có thể quét sạch. Nền gạch hoa ở phố trước khi lau cũng cần chổi lúa để quét. Người bán chổi hàng ngày gánh trên phố rao vang trời: Ai chổi lúa, chổi nan, chổi xể đây! Bán năm cái chổi chưa mua nổi cân gạo quê. Nhưng rơm vàng và nhân lực thừa ra sau vụ gặt cũng chẳng biết dùng vào việc gì.
Ở thành phố thịnh hành chiếc chổi phất trần. Làm bằng lông gà bó sơn ta lên cán trúc. Chủ yếu quét bụi trên sập gụ tủ chè và giường chiếu. Cán của nó là một công cụ dùng để dạy dỗ trẻ con rất thông dụng. Đã nhiều đứa trẻ nên người nhờ cái cán phất trần. Thực ra loại chổi này xét về mặt khoa học là hoàn toàn vô dụng. Nó chỉ đưa bụi từ chỗ này sang chỗ khác và chui vào mũi người sử dụng. Nhưng nó vẫn đắc dụng khi để trong cốp những chiếc ô tô. Thời gian chờ thủ trưởng, tài xế có thể mang ra phẩy bụi cho xe.
Giờ thì ở thành phố chỉ còn mỗi công nhân vệ sinh môi trường dùng cái chổi tre truyền thống. Chổi của họ vẫn là những nan tre chẻ dài vót tròn cẩn thận. Tuy nhiên nhát chổi có phần thưa thớt hơn nhiều. Hình như cái chổi tre đã bắt đầu bất lực trước số lượng rác rưởi khổng lồ dân phố xả ra hàng ngày. Đến mức có vài ông khách ngoại quốc ở Hà Nội thỉnh thoảng cũng phải tự biến mình thành “cái chổi” để tham gia nhặt rác.
Rất lâu rồi không nhìn thấy cái chổi lúa, chổi xể ở thành phố nữa. Nhà nhà dùng chổi sợi bông công nghiệp. Gọi là chổi lau nhà. Nó chỉ còn giống cái chổi ở mỗi chiếc cán mà thôi. Và cũng không dùng để quét. Chổi quét vỉa hè trước cửa hoàn toàn bằng nhựa. Tha hồ bền.
Nhiều gia đình ở phố bây giờ sử dụng máy hút bụi. Cũng không còn nhìn thấy cái chổi phất trần phi khoa học nữa. Máy hút bụt phát ra âm thanh chẳng kém gì máy khoan tường. Một tuần ít nhất nó cũng “khoan” vào tai một lần. Các cụ già mắt mũi kèm nhèm thường hút vào đấy khá nhiều đồ vật nhỏ dùng hàng ngày. Lọ thuốc đau mắt, cuộn chỉ thêu, đồ chơi lego, vỉ thuốc uống dở, vài cái núm vặn ở ampli máy nghe nhạc. Cũng có khi là cả chùm chìa khóa. May mà con cháu biết chắc chỗ tìm nên không thể mất.
Gần đây có phong trào các nhà văn viết lại chuyện cổ tích. Chẳng biết họ sẽ cho phù thủy cưỡi gì nếu như cái chổi không còn nữa?
MB: Chổi là một loại dụng cụ gia đình đã vô cùng phổ biến, dường như con người ta đã ko quá ngạc nhiên mỗi lần nhắc đến tên nó. Cũng vì sự thân quen ấy mà nhiều lúc ta đã vô tình lãng quên đi sự hiện diện và tác dụng to lớn của nó trong ngôi nhà thân yêu. Bởi vì nó rất quan trọng và cần thiết.
TB: "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" - dân gian ta đã nói như thế, nhưng từ đâu mà ta có nhà sạch để ngon cơm chứ? Từ cây chổi ko đâu xa xôi ấy đây.
- Nó đã có mặt bên cạnh mỗi chúng ta, mua về và sử dụng nó, nhưng đã ai từng một lần quan tâm là nó có tự bao giờ.
<Thời gian xuất hiện> nếu ko biết thời gian cụ thể thì em có thể nêu đại khái như là: đã xuất hiện từ lâu đời, từ khi em sinh ra thì nó đã có tuổi rồi.
- Có các loại chổi nào?
+ Chổi quyét nhà
+ Chổi lông gà
+ Chổi lông
+ Chổi bện rơm
- Chất liệu và tác dụng của chúng.
+ Chổi quyét nhà được làm bằng gì, dùng để làm gì.
+ Chổi bện rơm được làm chủ yếu bằng rơm và dùng để quét sân.
...
=>Những nguyên liệu cực kì dễ kiếm và gần gũi trong dân dã.
- Quá trình làm ra một cây chổi: qua nhiều công đoạn và đồi hỏi sự tỉ mỉ và tâm huyết của người làm nên nó.
- Ý nghĩa của cây chổi đối với mỗi gia đình: sự ngăn nắp sạch sẽ luôn tạo ra một cái văn hóa riêng cho mỗi con người, mỗi ngôi nhà đẹp cũng góp phần ko chỉ giữ gìn sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình mà còn cho những người khác nhìn vào ngôi nahf mà đánh giá gia chủ, và nhiệm vụ cao cả đó nằm ở cây chổi - vật dụng quá đỗi gần gũi.
-Có thể kể thêm về một kỉ niệm của em với cây chổi, vì dụ như bà ngoại - cháu - cây chổi - tình cảm thắm thiết : cái này chỉ nên nêu sơ qua để làm sinh động hơn cho bài viết thôi, ko nên sa đà vào nó.
- Ngày nay thì các vật dụng hỗ trợ khác như: máy hút bụi đã hiện địa và tiện dụng hơn rất nhiều, nhưng sự hiện diện và cần thiết của cây chổi là ko bao giờ bị mất đi được. Nó là một biểu tượng cho sự cần cù lao động và sự kiên trì làm sach ngôi nhà và rèn luyện cho bản thân mỗi con người khi cầm trong tay cây chổi.
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị của nó.
KB: Đã bao thế hệ con người đi qua, đã bao lần thay đổi dáng vấp và chất liệu, nhưng cây chổi ấy, màu vàng rươm đặc trưng ấy, và công dụng to lớn ấy vẫn luôn và sẽ mãi tồn tại trong mõi người dân Việt - như là một biểu tượng cho sự cần cù và luôn giữ sạch sẽ mọi thứ. Từ nhà cửa và cả tâm hồn mỗi người nữa.
MB: Chổi là một loịa dụng cụ gia đình đã vô cùng phổ biến, dường như con người ta đã ko quá ngạc nhiên mỗi lần nhắc đến tên nó. Cũng vì sự thân quen ấy mà nhiều lúc ta đã vô tình lãng quên đi sự hiện diện và tác dụng to lớn của nó trong ngôi nhà thân yêu. Bởi vì nó rất quan trọng và cần thiết.
TB: "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" - dân gian ta đã nói như thế, nhưng từ đâu mà ta có nhà sạch để ngon cơm chứ? Từ cây chổi ko đâu xa xôi ấy đây.
- Nó đã có mặt bên cạnh mỗi chúng ta, mua về và sử dụng nó, nhưng đã ai từng một lần quan tâm là nó có tự bao giờ.
<Thời gian xuất hiện> nếu ko biết thời gian cụ thể thì em có thể nêu đại khái như là: đã xuất hiện từ lâu đời, từ khi em sinh ra thì nó đã có tuổi rồi.
- Có các loại chổi nào?
+ Chổi quyét nhà
+ Chổi lông gà
+ Chổi lông
+ Chổi bện rơm
- Chất liệu và tác dụng của chúng.
+ Chổi quyét nhà được làm bằng gì, dùng để làm gì.
+ Chổi bện rơm được làm chủ yếu bằng rơm và dùng để quét sân.
...
=>Những nguyên liệu cực kì dễ kiếm và gần gũi trong dân dã.
- Quá trình làm ra một cây chổi: qua nhiều công đoạn và đồi hỏi sự tỉ mỉ và tâm huyết của người làm nên nó.
- Ý nghĩa của cây chổi đối với mỗi gia đình: sự ngăn nắp sạch sẽ luôn tạo ra một cái văn hóa riêng cho mỗi con người, mỗi ngôi nhà đẹp cũng góp phần ko chỉ giữ gìn sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình mà còn cho những người khác nhìn vào ngôi nahf mà đánh giá gia chủ, và nhiệm vụ cao cả đó nằm ở cây chổi - vật dụng quá đỗi gần gũi.
-Có thể kể thêm về một kỉ niệm của em với cây chổi, vì dụ như bà ngoại - cháu - cây chổi - tình cảm thắm thiết : cái này chỉ nên nêu sơ qua để làm sinh động hơn cho bài viết thôi, ko nên sa đà vào nó.
- Ngày nay thì các vật dụng hỗ trợ khác như: máy hút bụi đã hiện địa và tiện dụng hơn rất nhiều, nhưng sự hiện diện và cần thiết của cây chổi là ko bao giờ bị mất đi được. Nó là một biểu tượng cho sự cần cù lao động và sự kiên trì làm sach ngôi nhà và rèn luyện cho bản thân mỗi con người khi cầm trong tay cây chổi.
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị của nó.
KB: Đã bao thé hệ con người đi qua, đã bao lần thay đổi dáng vấp và chất liệu, nhưng cây chổi ấy, màu vàng rươm đặc trưng ấy, và công dụng to lớn ấy vẫn luôn và sẽ mãi tồn tại trong mõi người dân Việt - như là một biểu tượng cho sự cần cù và luôn giữ sạch sẽ mọi thứ. Từ nhà cửa và cả tâm hồn mỗi người nữa.
Trải qua nhiều cải tiến ,bút bi ngày càng hoàn thiện với nhiều hình dáng ,kích thước hết sức phong phú đa dạng ,phù hợp với thẩm mĩ của của người dùng.Một chiếc bút bi có cấu tạo vô cùng đơn giản ,nó có chiều dài khoảng 20cm ,đường kính từ 0,8-1cm ;hình trụ thon dài về phía ngòi bút.Ta có thể chia bút thành 2 phần chính :Vỏ bút và ruột bút .Vỏ bút được làm từ nhựa cứng tổng hợp hoặc kim loại nhẹ có màu sắc bắt mắt,bao gồm tay cầm và thân bút.Phần thuôn nhọn của cây bút là tay cầm ,thường được bọc thêm một lớp đệm cao su hoặc làm thành vân gợn sóng để khi viết không bị đau tay .Thân bút là phần hình trụ của vỏ,trên thân in logo ,mã vạch ,tem chống hàng giả hoặc cầu kỳ hơn là những họa tiết đơn giản.Bộ phận quan trọng nhất của bút bi là ruột,ruột bút có cấu tạo như một cây giáo ,bên trên là ống rỗng chứa mực ,phía dưới là ngòi bút.Mực bút bi rất đặc biệt ,nó khô rất nhanh ,keo và không đọng,được nén trong ống chứa bằng một hợp chất chống bay hơi màu trắng đục.Ngòi bút được làm hết sức tinh vi ,phần đầu ngòi khoét rỗng và đính thêm một viên bi cực nhỏ.Khi viết ,mực chảy từ ống chứa xuống ngòi ,viên bi từ đó tản đều mực rồi in lên trang giấy.Còn lại là lò xo ,lẫy và nút bấm tạo thành bộ phận đóng mở.Khi bấm nút ,lẫy nhựa sẽ trong thân sẽ mở ,đẩy ngòi bút ra khỏi vỏ rồi cố định nó.Bấm thêm lần nữa ,lực đàn hồi của lò xo đưa ngòi bút trở lại trạng thái ban đầu. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau nhưng được ưa chuộng hơn cả là bút bi khô và bút bi bấm. Nếu bên trên bị lỗi thì đây nhé
+Bạn nên bổ sung thêm có một viên bi rất nhỏ trên đầu bút, viên bị lăn giúp mực được viết ra giấy
+Nói thêm về lịch sử của cây bút
Từ cây bút mực lá (khó sử dụng) -> bút chì -> bút máy -> bút bi ( cải tiến nhiều hơn)
Người sáng chế ra cây bút bi: Nhà báo người Hungary
Chúc bạn học tốt!
thuyết minh về cái bút bi (càng ngắn càng tốt nhưng phải đầy đủ bố cục 3 phần )
thuyết minh về cái phích nước ( bình thủy)!giúp mình với
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày được thiết kế hiện đại, nhưng chúng ta vẫn không thể nào phủ định được tầm quan trọng của chiếc phích đối với cuộc sống con người.
Phích nước hay còn gọi là bình thủy được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland. Cấu trúc của bình thủy bao gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Giữa hai lớp này có thêm một lớp chân không nữa có tác dụng để giữ nhiệt. Ruột phích làm bằng thủy tinh nhưng được tráng một lớp bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích để có thể giữ nhiệt lâu hơn. Đạy nút cẩn thận để có thể ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài phích. Loại ruột phích phổ biến và thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh và được tráng thêm một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này có vai trò vô cùng quan trọng là làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong phích, hỗ trợ cho việc giữ nhiệt cho nước.
Khi mới mua phích về, không nên cho nước sôi vào sử dụng luôn. Trước tiên bạn nên rửa qua bằng nước sạch, sau đó cho nước ấm khoảng 50 – 60 độ ngâm trong bình thủy khoảng 30 phút. Ngâm nước ấm như vậy sẽ giúp cho bình thủy của bạn sạch hơn và không bị vỡ khi đổ nước sôi vào. Sau khi làm sạch xong chúng ta có thể cho nước sôi vào và sử dụng bình thường. Muốn giữ cho nước ấm lâu, không nên rót đầy phích, hãy giữ cho mực nước và nắp phích một khoảng cách. Mỗi sáng, khi thấy nước còn thừa, bạn nên đổ nước thừa đó đi để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, sau đó bạn lại rót nước sôi, đậy kín và sử dụng bình thường. Vì phích chứa nước nóng, phích cũng rất dễ vỡ, chính vì thế nó rất nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em. Các bạn nên đặt phích ở những nơi an toàn tuyệt đối.
Có thể thấy phích nước giống như người bạn thân trong mỗi gia đình. Khách đến chơi nhà không phải lo không có nước nóng pha trà vì đã có phích nước nóng ủ sẵn pha trà mời khách rồi... Như vậy, có thể thấy vai trò của phích là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người.
#Tham khảo!
Alo!!!!!
Các bạn giúp mình nêu cấu tạo chiếc đèn bàn một cách đầy đủ và chi tiết nhất được khum ạ?????
Em tham khảo nhé !!!
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái. Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân củachiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
- Ý tưởng: Một trong những thói quen gây lãng phí điện năng phổ biến nhất hiện nay là để đèn bật khi không sử dụng. Các em học sinh cũng thường xuyên mắc phải khi sử dụng đèn bàn để học tập. Đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm với ý tưởng là một chiếc đèn học thông minh có thể tự động tắt khi người sử dụng ngủ quên, có thể tự sạc và thắp sáng dự phòng khi bị mất điện, thông qua đó tiết kiệm điện.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Đèn học thông minh chiếu sáng bằng các đèn led mắc nối tiếp, sử dụng điện áp 28V-DC. Từ điện áp đầu vào là 220V-AC, qua một vi mạch hạ áp và chỉnh lưu thành điện một chiều. Các thiết bị như cảm biến chuyển động, module relay và bộ sạc, pin được bổ sung vào để thực hiện các tính năng đã đặt ra. Khi có nguồn điện lưới 220v-AC cung cấp, mạch vào sẽ cung cấp năng lượng để sử dụng chiếu sáng, đồng thời sạc pin để dự phòng, tự ngắt khi đầy. Khi mất điện, module sẽ tự chuyển đổi sang nguồn pin dự phòng với dòng 3.7V-DC được tăng áp lên 28V-DC. Bộ phận cảm biến chuyển động và module relay mắc nối tiếp thực hiện chức năng theo dõi việc có người sử dụng ngồi trước đèn hay không để ra lệnh ngắt dòng khi không có người sau một thời gian nhất định.
- Tính sáng tạo: Xuất phát từ những mong ước đơn giản, định hướng được mục tiêu là tạo ra một sản phẩm giúp khắc phục thói quen không tốt là để quên đèn học mà chính bản thân các em hay mắc phải. Bóng chiếu sáng được sử dụng là bóng led, giá thành phải chăng lại cho ánh sáng mạnh, tiết kiệm điện nhất trong các loại bóng.
- Khả năng áp dụng: Sản phẩm đèn học thông minh có thể được chế tạo, sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Một bộ đèn học có thể tự tắt khi không sử dụng, có thể dùng dự phòng trong trường hợp mất điện là nhu cầu thường thấy ở nhiều gia đình. Ngoài ra còn góp phần giáo dục tư duy sáng tạo, nâng cao ý thức tiết kiệm và thực hành tiết kiệm điện. Thiết bị cũng có thể lắp đặt ở cầu thang, nhà vệ sinh để chiếu sáng tự động mà không phải tự tay bật tắt rất tiện dụng.
Alo mọi người part2! Từ "hãy" có phải từ ngữ địa phương không ạ?? Và nếu dịch ra nó là gì vậy ạ
Thank you các anh chị giải đáp hộ ạ
viết đoạn văn về chiếc phích nước
giúp mk với nha !!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm (giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ). Về cấu tạo thì phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
Tham khảo!
Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.
Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần...
Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mỹ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.
Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt.
Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật...
Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.
Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khỏe của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ.
Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng.
Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...
Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng.
Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.
Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến "lăng kính" của "cửa sổ tâm hồn" trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.
Luyện tập thuyết minh về 1 đồ dùng gần gũi trong cuộc sống của em
Tham Khảo (dàn ý)
I. Mở bài: giới thiệu mắt kính
- Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng có vai trò quan trọng trong cuộc sổng của chúng ta ngày nay.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620..
- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi
- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời.
2. Cấu tạo: 2 bộ phận
- Mắt kính: tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa
+ Mắt kính thủy tinh: mắt kính này trong suốt nhwung có nhược điểm là dễ vỡ
+ Mắt kính nhựa: mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước
- Gọng kính: gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại
+ Gọng kim loại: gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu
+ Gọng nhựa: gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.
3. Công dụng của mắt kính
- Kính thuốc: kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời.
- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.
4. Cách sử dụng và bảo quản
- Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bàng hai tay, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp, đế ở nơi cố định, dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn,... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính.
- Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng.
- Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.
- Phải dùng kính đúng độ thi thị lực sẽ không bị tăng cao.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò quan trọng của mắt kính và nêu cảm nghĩ của em.