Đề bài : Phân tích bài ca dao " Thằng Bờm" và phát biểu cảm nghĩ của em

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
21 tháng 9 2016 lúc 16:45

Help me........................

Lê Nguyên Hạo
21 tháng 9 2016 lúc 16:47

Nguyễn Phương Linh

Mai Phương aNH

Nguyễn Thị Mai

Nguyễn Thị Anh

Nguyễn Huy Tú

Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 17:21

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu là học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, là làm theo lời Bác dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân...”. Vì vậy, cần phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng bằng được nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng. Trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, việc học tập đạo đức và lối sống của Bác phải càng được coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.

Là những đoàn viên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được điều này thì chỉ là hô khẩu hiệu suông. Để góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi nhận thấy nên đặc biệt quan tâm phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt, việc tốt, nét đẹp đời thường, nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày, để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong Cuộc vận động nên coi việc rèn luyện đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Bất kỳ ai có những việc làm tốt thể hiện được đạo đức của người Việt Nam, thì tùy theo mức độ mà biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng.

Trong điều kiện sống thuận lợi với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song thanh niên chúng tôi yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ dám làm chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia thực hiện Cuộc vận động thực sự có chất lượng, hiệu quả.

Bảo
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
3 tháng 10 2016 lúc 10:17

2. em tán thành .
a) Phải thết đãi bạn nhiều món ngon vì lâu rùi ko gặp bạn thân của mình .
b) CHo thấy tác giả :
- chợ xa trẻ ko ở nhà --> Cảnh nhà neo đơn 
- Ao sâu nước cả khôn chài cá 
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà 
--> Tuổi già sức yếu 
Cải chửa ra cây , cà mới nụ 
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa [..!]
-->Cây chỉ chợp lớn . Tíêc thay , đó lại ko giúp tác giả bày tỏ tấm lòng của mình
--> Tác giả đang muốn làm phai nhạt đi những thứ mang giá trị về vật chất .
c) Quan niệm về tình bạn :
''bác đến chơi đây , ta với ta '' 
--> Câu thơ thể hiện tình bạn thắm thiết bất chấp mọi điều kiện về vật chất .
d) Tình cảm cao quý , chân thực đậm đà . Giao tiếp không màu mè của xã hội

Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 11 2016 lúc 17:57

BT1: Chỉ ra các lỗi sai và sửa lại cho đúng các câu văn sau:( Nói rõ lỗi sai).

a) Phía sau vườn nhà em trồng rất niều hoa. Em rất thích những loài hoa trồng ở phía sau vườn nhà em.

- Lỗi sai : lặp từ

- Sửa : ''phía sau vườn nhà em'' thay bằng ''đó''

- Viết lại : Phía sau vườn nhà em trồng rất niều hoa. Em rất thích những loài hoa trồng ở đó.

b) Tôi nghe phong phanh chiều mai lớp tôi đi thi đá cầu.

- Lỗi sai : lẫn lộn các từ gần âm

- Sửa : ''phong phanh'' thay bằng ''phong thanh''

- Viết lại : Tôi nghe phong thanh chiều mai lớp tôi đi thi đá cầu.

c) Những đôi mắt ngây ngô của bọn trẻ đang chăm chú nhìn vào bức tranh.

- Lỗi sai : dùng từ không đúng nghĩa

- Sửa : '' ngây ngô '' thay bằng '' ngây thơ ''

- Viết lại : Những đôi mắt ngây thơ của bọn trẻ đang chăm chú nhìn vào bức tranh.

d) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những tinh tú văn hóa của dân tộc.

- Lỗi sai : dùng từ không đúng nghĩa

- Sửa : '' tinh tú '' thay bằng '' tinh tuý ''

- Viết lại : Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những tinh túy văn hóa của dân tộc.

************************* GOOD LOOK ***************************

Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 11 2016 lúc 9:05

- 3 danh từ chỉ đơn vị : bơ, tạ, yến

+ Bà đong cho con 2 gạo nhé !

+ Cái bao thóc này nặng 3 tạ.

+ Cháu mua 1 yến gạo thôi ạ !

- 3 danh từ chỉ sự vật : trâu, bò, hoa

+ Con trâu nhà bác khoẻ thế !

+ Con nhà anh đã to chừng này rồi à !

+ Bông hoa ngọc lan thơm quá !

Trần Văn Hoàng
26 tháng 11 2019 lúc 14:15

3 danh từ chỉ đơn vị là : con,viên,tạ

+ Ba con bò đang gặm cỏ .

+ Một hôm , viên quan đi qua một cánh đồng .

+ Nhà em có sáu tạ thóc .

3 danh từ chỉ sự vật là : trâu,mèo,máy bay

+ Ba con trâu đang gặm cỏ .

+ Nhà em có một con mèo .

+ Máy bay là một phương tiện giao thông .

Khách vãng lai đã xóa
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 11 2016 lúc 21:16

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:



 

Linh Phương
9 tháng 11 2016 lúc 21:17

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đậm chất trữ tình là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng:

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Để giãi bày lòng mình qua âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào.

nguyenquynhanh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
1 tháng 12 2016 lúc 20:02

Văn mẫu lớp 7

Hạo LÊ
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
19 tháng 12 2016 lúc 16:45

eoeoeoeoeoeochúc mừng nha

Magic Kid
Xem chi tiết
H Sian Êban
9 tháng 1 2017 lúc 20:44

trong thơ trung đại, hình ảnh người phụ nữ rất khổ sở như một đồ vật trong xã hội phong kiến , họ không được tôn trọng .

Hoàng Thị Ngọc Anh
9 tháng 1 2017 lúc 20:52

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc đau thương. Chả thế những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trong Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)…

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Nhưng trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bốt công oan trái, người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay, oan trái nhất. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và nhân hậu. Ta có thể bắt gặp hình ảnh của họ qua nhiều tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ:

"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc "Thân em…". Số phận người phụ nữ, lúc thì như "hạt mưa sa", lúc thi như "tấm lụa đào"…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi "đài các" hay lại làm lụng vất vả nơi "ruộng cày"? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ "vào tay ai"…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ.

Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thủy thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ).

Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!". Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt, văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… khi miêu tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình):
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
hoặc bộc lộ những phản ứng:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Lấy chồng chung – Hồ Xuân Hương)

Có thể khẳng định rằng, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phục là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Cả nước Việt thời phong kiến chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc, nghiệt tối tăm. Và vô hình chung, số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời lênh đênh trong suốt 15 năm lựu lạc; một Hồ Xuân Hương khát khao hạnh phúc mãnh liệt mà trọn đời ngao ngán bởi phận “làm lẽ”, “kiếp chồng chung”… Rồi trên thi đàn Việt Nạm lúc ấy, còn biết bao người phụ nữ cũng cùng một số phận như vậy.

Người phu nữ càng đẹp, càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Nguyên nhân vì đâu thì vào cái thời đại ấy chưa cổ câu trả lời. Và đo đó mà câu thơ của Nguyễn Du chính là khúc “bạc mệnh” tấu lên cho mọi “kiếp hồng nhan”.

Ngày nay, người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Bởi lẽ cái xã hội “trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mĩ tục vốn có của mình mà họ còn vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phấn đấu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau:

Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

Hỏi bài
Xem chi tiết