Mạch dao động L=20.10^-6H, R=2, C=2000pF. Cần cung cấp cho mạch 1 công suất là bnhiu để duy trì dao động trong mạch,biết hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là 5V
lm Hộ mình vs
Hỏi đáp
Mạch dao động L=20.10^-6H, R=2, C=2000pF. Cần cung cấp cho mạch 1 công suất là bnhiu để duy trì dao động trong mạch,biết hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là 5V
lm Hộ mình vs
Mạch dao động có cuộn cảm L có điện trở R => năng lượng sẽ bị hao phí do tỏa nhiệt trên R.
Công suất hao phí trên điện trở R là \(P = I^2R = \frac{U^2}{R} = \frac{U_0^2}{2R} = \frac{5^2}{2.2} = 6,25W.\)
=> Cần cung cấp cho mạch 1 công suất chính bằng công suất hao phí là 6,25 W.
Một máy phát sóng đặt tại Trường sa. Xét sóng điện từ truyền theo phương thẳng đứng theo chiều đi lên. Tại một điểm nhất định trên phương truyền sóng, khi vectơ cảm ứng từ đạt cực đại và hướng về phía Nam thì vectơ cường độ điện trường
A. bằng không.
B. đạt cực đại và hướng về phía Đông.
C. đạt cực đại và hướng về phía Bắc.
D. đạt cực đại và hướng về phía Tây.
Ở đây, ta có thể áp dụng quy tắc ngón tay phải :) theo thứ tự v là ngón cái, E là ngón trỏ, B là ngón giữa (Vì Em quá Béo); 3 ngón đôi một vuông góc.
Khi đó, v là ngón cái hướng lên trời; E là ngón trỏ hướng phía Nam thì B là ngón giữa hướng sang Đông.
Do E và B cùng pha nên B cực đại thì E cũng cực đại.
Đáp án B.
Hình như câu này giẩi sai thì phải???
Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
A. 4Δt.
B. 6Δt.
C. 3Δt.
D.12Δt.
Vì điện tích trên một bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian, nên ta có thể sử dụng véc tơ quay, giống như li độ dao đông
Như vậy, thời gian để điện tích giảm từ cực đại xuống nửa cực đại là: \(\Delta t=\frac{60}{360}T=\frac{T}{6}\)
\(\Rightarrow T=6\Delta t\)
Đáp án B.
Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng
A. 3 mA.
B. 9 mA.
C. 6 mA.
D. 12 mA
Áp dụng bảo toàn năng lượng toàn phần của mạch LC ta có: \(W=\frac{1}{2}Cu^2+\frac{1}{2}Li^2=\frac{1}{2}CU_0^2\)
\(\Rightarrow Li^2=C\left(U_0^2-u^2\right)\)
\(\Rightarrow i=\sqrt{\frac{C}{L}\left(U_0^2-u^2\right)}\)
Thay số ta được i = 6mA.
Đáp án C.
Mạch dao động có L=20.10-6H, R=2 ôm, C=2000pF. Cần phải cung cấp cho mạch 1 công suất là bnhiu để duy trì dao động trong mạch, biết hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là 5V.
Để duy trì dao động của mạch thì ta cần cung cấp cho mạch một năng lượng có công suất bằng công suất tỏa nhiệt trên điện trở.
Ta có: \(\frac{1}{2}CU_0^2=\frac{1}{2}LI_0^2\Rightarrow I_0=U_0\sqrt{\frac{C}{L}}\)
\(\Rightarrow I_0=5.10^{-2}\)(A)
\(\Rightarrow I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}=\frac{5}{\sqrt{2}}.10^{-2}\)(A)
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở: \(P=I^2R=\left(\frac{5}{\sqrt{2}}.10^{-2}\right)^2.2=2,5.10^{-3}J\)
Vậy công suất cần cung cấp là \(2,5.10^{-3}J\)
Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với: \(4q_1^2+q_2^2=1,3.10^{-17}\), q tính bằng C. Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9 C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng
A. 4 mA.
B. 10 mA.
C. 8 mA.
D. 6 mA.
Giải:
Cho \(q_1=10^{-9}C\) và \(i_1=6mA\) và \(4q_1^2+q^2_2=1,3.10^{-17}\left(1\right)\)
Thay \(q_1=10^{-9}C\) vào \(\left(1\right)\) ta có:
\(4q^2_1+q_2^2=1,3.10^{-17}\left(1\right)\Rightarrow q_2=3.10^{-9}C\)
\(4q_1^2+q^2_2=1,3.10^{-17}\) lấy đạo hàm 2 vế theo thời gian \(t\)
\(\Rightarrow8q_1i_1+2q_2i_2=0\left(2\right)\)
Thay \(q_1=10^{-9}C\) và \(i_1=6mA\) và \(q_2=3.10^{-9}C\) vào \(\left(2\right)\) ta có:
\(8q_1i_1+2q_2i_2=0\Rightarrow i_2=8mA\)
Vậy ta chọn \(C.\)
Chú ý: dòng điện tức thời \(i = \frac{dq(t)}{dt} = q(t)'\)
\(4q_1(t)^2+q_2(t)^2 = 1,3.10^{-17} .(1)\)
Lấy đạo hàm 2 vễ phương trình (1). Chú ý \((q(t)^n)' = n.q(t)^{n-1}.q(t)'\)
=> \(4.2.q_1(t).q_1(t)' + 2.q_2(t).q_2(t)' = 0\)
=> \(8q_1.i_1 + 2q_2i_2 = 0.(2)\)
Tại thời điểm t có \(q_1 = 10^{-9}C\) . Thay vào \((1)\) => \(q_2 =\sqrt{ 1,3.10^{-17} - 4.10^{-18}} = 3.10^{-9} C.\)
Thay \(q_1 = 10^{-9}C;i_1 = 6mA; q_2 = 3.10^{-9}C \) vào \((2)\) ta được \(i_2 = -8mA.\)
=> Cường độ dòng thứ hai là 8mA. (độ lớn)
Chọn đáp án. C. 8mA
Nguyên tắc của việc thu sóng điện từ dựa vào
A. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.
B. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
C. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.
D. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường.
Mạch thu sóng điện từ hay còn gọi là mạch chọn sóng, gồm một ăng ten mắc phối hợp với 1 mạch LC.
Để thu sóng có tần số f, ta điều chỉnh tụ xoay của mạch LC sao cho tần số riêng của mạch LC cũng bằng f. Khi đó, tín hiệu thu được cộng hưởng với tần số f của sóng cần thu.
Đáp án B.
Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ là C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f, khi điện dung của tụ là C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 2f. Khi điện dung của tụ có giá trị bằng \(\sqrt{C_1C_2}\) thì tần số dao động riêng của mạch là
A. \(\sqrt{3}f\)
B. \(2\sqrt{2}f\)
C. \(3\sqrt{3}f\)
D. \(\sqrt{2}f\)
\(f_1 = \frac{1}{2\pi \sqrt{LC_1}}\)
\(f_2 = \frac{1}{2\pi \sqrt{LC_2}}\)
=> \(\frac{f_1}{f_2} = \frac{1}{2}= \sqrt{\frac{C_2}{C_1}} \)=> \(C_1 = 4C_2\)
Mà \(C = \sqrt{C_1C_2} = \sqrt{4C_2C_2} = 2C_2\)
C tăng 2 lần => f giảm \(\sqrt{2}\) lần tức là \(f = \frac{f_2}{\sqrt{2}} = f\sqrt{2}.\)
Chọn đáp án.D
Hai mạch dao động L1C1, L2C2 lí tưởng, trong đó chu kì dao động riêng tương ứng là T1, T2 (T2=3T1). Tại thời điểm t = 0 điện tích của mỗi bản tụ điện đều có độ lớn cực đại Q0. Khi điện tích của mỗi tụ điện đều có độ lớn bằng q thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện i1/i2 chạy trong mạch là
A. 1,5.
B. 2.
C. 2,5.
D. 3.
Do \(i,q\) trong mạch LC dao động vuông pha với nhau nên ta có phương trình
\(\frac{q_1^2}{Q_{01}^2} + \frac{i_1^2}{I_{01}^2} = 1\) => \( \frac{i_1^2}{I_{01}^2} = 1-\frac{q_1^2}{Q_{01}^2}.(1)\)
\(\frac{q_2^2}{Q_{02}^2} + \frac{i_2^2}{I_{02}^2} = 1\)=> \(\frac{i_2^2}{I_{02}^2} = 1-\frac{q_2^2}{Q_{02}^2} .(2)\)
do tại thời điểm t có \(Q_{01} = Q_{02} = Q_0; q_1 = q_2= q\)
\(I_{01} = Q_0.\omega_1; I_{02} = Q_0\omega_2\)
Lấy \((1)\) chia cho \((2)\) ta được: \(\frac{i_1^2I_{02}}{i_2^2I_{01}} = 1\)
=> \(\frac{i_1}{i_2} = \frac{I_{01}}{I_{02}}= \frac{\omega_1}{\omega_2} = \frac{T_2}{T_1} =3.\)
Chọn đáp án.D.3
Mình gõ nhâm dòng thứ 6: Sửa lại
\(\frac{i_1^2I_{02}^2}{i_2^2I_{01}^2} = 1\)
cho một mạch dao đông LC lí tưởng, cuộn dây có độ tự cảm L= 4uH. tại thời điểm t=0, dòng điện trong mạch có giá trị bằng một nữa giá trị cực đại của nó và có độ lớn đang tăng. thời điểm gần nhất ( kể từ lúc t=0) để dòng điện trong mạch có giá trị bằng không là 5/6 us. điện dung của tụ điện là
A.25mF B.25nF C.25pF D.25uF
Biểu diễn dòng điện bằng véc tơ quay ta được
Góc quay: 1500
\(\Rightarrow t=\frac{150}{360}T=\frac{5}{6}.10^{-6}\Rightarrow T=2.10^{-6}s\)
\(T=2\pi\sqrt{LC}\Rightarrow C=\frac{T^2}{40L}=\frac{\left(2.10^{-6}\right)^2}{40.4.10^{-6}}=25.10^{-9}F=25nF\)
Đáp án B.