cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
cho mình dàn ý bài viết số 5 ngữ văn 11 (chương trình nâng cao) với
Viết giùm bài này cho mình. Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."- Tràng Giang-Huy Cận
và
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?'-Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử.
Đoạn 1:
Nhà thơ Huy Cận có rất nhiều bài thơ hay miêu tả về cảnh thiên nhiên , tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà trong đó nổi bật nhất là bài thơ " tràng giang" nó là bài thơ tiêu tiêu biểu của phong trào thơ mới. trong bài thơ " tràng giang " em thích nhất là khổ thơ cuối của bài thơ khổ thơ này đã thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc ,
Chim nghiêng cảnh nhỏ :bóng chiều sa ,
LÒNG quê dờ dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
vâng tác giả đã dùng những từ láy " lớp lớp" ở đây để miêu tả rõ hình ảnh của nhưng đám mây nhiều nó từng lớp từng lớp đã làm bạc đi cả bầu trời, câu thơ :"lớp lớp mây cao đùn núi bạc " nàa thơ đã dùng biện pháp so sánh ẩn dụ để tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tác giả đã so sánh màu của những đám mây với" bạc" một cách so sánh khá khéo leó.những lớp mây đùn lên thành núi bạc cón chim thì chao nghiêng nhưng ở đây không phải là chao nghiêng một cách bình thường mà "chim nghiêng cánh nhỏ :bóng chiều sa"có lẽ những đàn chim đang vội vã bayvề tổ ấm của mình để tránh được cái " bóng chiều sa".Dường như những cánh chim đó đang bị đè nặng của cảnh xế chiều buông xuống và điều đặc biệt hơn là cánh chim không bình thường mà chim nghiêng bỏi đôi cánh nhỏ bằng đôi cánh nhỏ của mình chim bay vể tổ ấm của mình đề tránh được một không gian rộng lớn buổi chiều tà. chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều tà đang đè nặng xuống mình? đến với câu thơ
"lòng quê dờn dợn vời non nuước"
LÒNG QUÊ ở đây muốn nói lên nỗpi nhớ quê hương của nhà thơ , sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác , quê mùa. hai từ "dờn dợn " cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy?hai từ "dờn dợn "còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lươn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiêu tà.và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục ,nhiểu lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là 'dờn dợn ' mà hưa phải là cuồng nhiệt. câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả sông nước. hay trong chuyện kiều cũng ả nỗi nhớ nhà nhưng lại chưa biết đâu là nhà khi;
" bốn phương mây tr81ng một màu
trông vời cố quôcbiết đâu là nhà"
kiếu nhớ quê nhà nhưng bốn phương đều là một màu làm sao để nhận ra được đâu là nhà hay trong cuộc sống của cô như thế thì sẽ biết về đâu và đâu sẽ là nhà?vâng lòng nhớ quê hương được gợi lên BỜITỪ" MÂY TRẮNG ", cánh chim chiều và được tác giả nhấn mạnh ooở từ" con nước'. tác giả kết thúc bài thơ một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng :
' không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
nhà thơ đã mượn từ "khói " trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói" trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" thì nhà thơ HUY CẬN không có "khói " nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thàn. nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ huy cận đã khẳng định "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát . Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt , quê nhà cách xa , khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng ,sóng "gợn tràng giang "khíến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ám áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông.thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô , đó là lòng khát khaôột cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình ,hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.
TÓM LẠI khổ thơ:
" Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn , nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả.thơ mang đậm nét buồn , buồn ở đây không phải là buồn do cảnh vật tàn phai , không gian chật hẹp , tù túng hay chết chòcma buồn vì cái đẹp thiếu tình người ,từ một sự mất mát các mối liên hếco tính phổ quát gây nên.một cái buồn đậm màu triết lí , nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay đổi đòi sống xã hội , khổ thơ cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải xa quê hương.
Đoạn 2:
Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi va đa tình Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa:
Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón.
Thơ ca viết về Huế có nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử, nhà thơ lỗi lạc trong phong trào “Thơ mới”. Bài thơ có 3 khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ.
Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mạc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người hơn 60 năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây thôn Vĩ Dạ".
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi “nắng mới lên” ... ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mạc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mang, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió, nhưng “gió theo lối gió". Cũng có mây, nhưng “mây đường mây”. Mây gió đôi đường, đôi ngả:
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.
Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi ta một không gian gió, mây chia lìa, như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được điệp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoại cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mạc Tử.
Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm. Sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ, xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả gan ruột, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bờ bãi đôi bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió nhẹ. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người.
Hai câu thơ 14 chữ với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mạc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn.
Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng, cảnh đêm trăng trên Hương Giang ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng.
“Thuyền, ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử được nhiều người ngợi ca, kết tinh rực rỡ bút pháp nghệ thuật tài hoa lãng mạn. Một vần lưng tài tình. Chữ “đó” cuối câu 3 bắt vần với chữ “có” đầu câu 4, âm điệu vần thơ cất lên như một tiếng khẽ hỏi thầm “có chở trăng về kịp tối nay?”. “Thuyền ai” phiếm chỉ, gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng như quen mà lạ, gần đó mà xa xôi. Con thuyền mồ côi nằm trên bến đợi “sông trăng” là một nét vẽ thơ mộng và độc đáo. Đã có “Thuyền ai đậu bến Cô Tô” hiện lên trong ánh trăng tà và tiếng quạ kêu sương trong thơ Trương Kế đời Đường. Đã có “Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng“ trong “Xuân giang hoa nguyệt dạ” của Trương Nhược Hư, 1300 năm về trước. Qua đó, ta thấy hình tượng “sông trăng” là mới mẻ, sáng tạo. Cả hai câu thơ của Hàn Mạc Tử, câu thơ nào cũng có trăng. Ánh trăng tỏa sáng dòng sông, con thuyền và bến đò. Con thuyền không chở người (vì người xa cách chia li) mà chỉ “chở trăng về” phải “về kịp tối nay” vì đã cách xa và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của ước vọng nhưng đã thành vô vọng! Bến sông trăng trở nên vắng lặng vì “thuyền ai”: Con thuyền vô định. Phiếm chỉ — là con thuyền mồ côi. Còn đâu cô gái Huế diễm kiều, e ấp, mà chơ vơ còn lại con thuyền mồ côi khắc khoải đợi chờ trăng!
Sau cảnh gió, mây, là con thuyền, bến đợi và sông trăng. Cảnh đẹp một cách mộng ảo. Cả ba hình ảnh ấy đều biểu hiện một nỗi niềm, một tâm trạng cô đơn, thương nhớ đối với cảnh và người nơi thôn Vĩ. Như ta đã biết, thời trai trẻ, Hàn Mặc Tử đã từng học ở Huế, từng có một mối tình đơn phương với một thiếu nữ thôn Vĩ, mang tên một loài hoa. Với chàng thi sĩ tài hoa đa tình và bất hạnh, đang sống trong cô đơn và bệnh tật, nhớ Vĩ Dạ là nhớ cảnh cũ người xưa. Cảnh “gió theo lối gió, mây đường mây”, cảnh thuyền ai đậu bến sông trăng đó là cảnh đẹp mà buồn., Buồn vì chia lìa, xa vắng, lẻ loi và vô vọng.
Khổ thơ trên đây, mỗi câu. mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi. vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mạc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” ...
-hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của bản thân trong công việc giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ .
-tại sao tác giả cho rằng lời trách cứ tiếng nước mình nghèo nàn của nhiều đòng bào chúng ta là " không có cơ sở nào cả".
- nội dung chính của đoạn trích Tiếng mẹ đẻ .
ai giúp mình với !!