Bài viết số 5 - Văn lớp 10

Bóng Ma
Xem chi tiết
Phương Thảo
28 tháng 12 2016 lúc 20:28

Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...

Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.

Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.

Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.

Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.

Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.

Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.

Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.

Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.

Bình luận (0)
Nguyen Phuong
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 1 2017 lúc 21:06

Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Không ai biết phong tục này có từ bao giờ, chỉ biết là rất lâu rồi, lì xì ngày Tết đã trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới và là nét văn hóa độc đáo, là bản sắc truyền thống của người Việt.

Có nhiều ý kiến cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Văn học Dân gian trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: “Lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, phát âm theo âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ) mà người Việt Nam đọc chệch ra thành lì xì. Lì xì còn được gọi bằng những tên khác là mở hàng hay tiền phát vốn với kỳ vọng buôn bán có lãi và hiện nay được dùng chung là từ mừng tuổi. Dù được gọi với tên gọi nào thì lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.

Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.

Tục mừng tuổi, lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Tùy theo mỗi nhà, số tiền mừng tuổi được chuẩn bị sẵn trong mỗi phong bao lì xì là khác nhau, có thể là tiền lẻ hoặc tiền chẵn. Và ý nghĩa cũng không nằm ở số tiền nhiều hay ít tiền mà tục lì xì tượng trưng cho tài lộc đầu năm.

Người Việt quan niệm rộng rãi trong làm ăn thì sẽ được nhiều phúc lộc, nên vào ngày đầu năm, người ta phát lì xì cho trẻ em để trong năm làm ăn, buôn bán có lãi. Cho đi hay nhận lại được càng nhiều bao lì xì thì càng tốt, vì đó là biểu hiện của “phát tài phát lộc”. Bởi thế, tục lì xì ngày Tết đã được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.

Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.

Truyền thuyết về tục lì xì ngày Tết của Trung Quốc kể rằng, xưa kia, mỗi khi đến đêm giao thừa con yêu quái tên Tụy lại xuất hiện và trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách xoa đầu khiến chúng giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ. Hôm sau trẻ sẽ đau đầu, sốt cao, bởi vậy các bậc cha mẹ phải thức suốt đêm để canh phòng.

Năm đó có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 mới sinh được mụn con trai. Tết đến, có 8 vị tiên đi ngang qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ bị yêu quái quấy nhiễu nên đã hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm ở cạnh bảo vệ cậu bé. Khi chú bé đã ngủ say, cha mẹ liền đem gói 8 đồng tiền vào một tờ giấy đỏ, đặt lên gối của con rồi mới đi ngủ. Giao thừa, yêu quái đến, vừa giơ tay để xoa đầu đứa bé thì những tia vàng sáng chói ánh lên từ chiếc gối khiến nó giật mình kinh hãi và bỏ chạy. Quá đỗi vui mừng tìm được cách ứng phó với con yêu quái, hai vợ chồng thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người trong làng. Từ đó cứ đến Tết, người dân lại bỏ tiền xu vào phong bì đỏ đưa cho trẻ em cầm bên mình để xua đuổi yêu ma, những điều xấu xa, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, an lành.

Các học giả cũng không xác định được phong tục lì xì ngày Tết được lưu truyền vào nước ta từ khi nào, chỉ biết cứ gần Tết, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ thắm, được trang trí với những ánh vàng kim để mừng tuổi cho mọi người trong dịp đầu năm mới.

Cùng với cây quất, cành đào, hộp mứt Tết và cặp bánh trưng, nếu thiếu tục lì xì, hẳn là ngày Tết vẫn chưa thật trọn vẹn. Bởi Tết với người Việt không chỉ là dịp nghỉ ngơi đón năm mới mà còn là những ước vọng và sự san sẻ hạnh phúc, cùng chúc nhau và hướng về tương lai tươi đẹp. Và để chuyển tải những ước vọng trong khoảnh khắc xuân sang Tết đến, để chào đón luồng sinh khí mới mà đất trời ban tặng, cùng là lấy may dịp đầu năm, ngoài những câu chúc ấm áp thân tình, người Việt còn trao nhau phong bao lì xì ngày Tết.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Quốc Đạt
19 tháng 1 2017 lúc 16:46

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi .

Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy. Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị : Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dù ai vui thú nào Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
11 tháng 3 2017 lúc 18:59

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy. Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị : Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dù ai vui thú nào Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú

Bình luận (0)
Linh Điêngg
Xem chi tiết
Tùng
24 tháng 2 2017 lúc 12:10

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.

Mở đầu bài phú,tác giảbày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.


“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.


Tác giảđã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng,những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như:Vũ Huyệt,Cửu Giang,Ngũ Hồ, Tam Ngô,Bách Việt... Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta.
Ở phần tiếp theo,ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động,giản dị:


“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”


Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình,kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng.Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ,bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước 1 nhân chứng ls khi nhớ về quá khứ oanh liệt.


“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”


Hơn thế nữa,ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:


“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”

“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”


Qua đó,ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn gấp gáp,khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng,mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Từ đó,tác giảcòn bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:


Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”


Theo các bô lão,thì nhân dân ta chiến thắng không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn có nhiều người tài.1 trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng,tg kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão :


“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”


Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc:người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Không những thế, đến đây,khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:


“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thăng bình.

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”


Tác giảđã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước…


Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò,vị trí của con người trong lịch sử.
Nhìn trở lại toàn bộ bài phú,ta thấy “Bạch Đằng giang phú”là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã kể,miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng,thiên nhiên 1 cách sinh động,chân thật,có tính trữ tình cao,xen lẫn với lời kể là những cảm xúc,những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc,giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài,phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.Với nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại.Bài phú chứa chan lòng tự hào dt,vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN

Bình luận (0)
Linh No
Xem chi tiết
Tùng
24 tháng 2 2017 lúc 12:08

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợi. Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo - một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nưóc. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao... đặc biệt là sự nghiệp văn học.

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”', nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”,“có học” mới “nên thợ, nên thầy”', “hay làm” mới “no ăn no mặc”...

Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

Cò nằm hạc lội nên bầu bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con”.

Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín", khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,...). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Bình luận (0)
Linh No
Xem chi tiết
Tùng
7 tháng 2 2017 lúc 22:15

Mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn, người người hối hả tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm, chan hòa tươi vui. Và hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngay khi nghĩ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bếp lửa bập bùng.

Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về. Được ví như linh hồn của ngày tết, nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu của ngày tết quê hương. Được ra đời theo sự giải thích của sự tích bánh chưng bánh giầy của người dân Việt, gói bánh chưng ngày tết đã trở thành phong tục của người Việt từ bao đời. Theo sự tích này, tục gói bánh chưng bánh giầy bắt đầu có ở nước ta từ thời vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm nô dịch phương Tây, gói bánh chưng ngày tết vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, trở thành truyền thống của người dân Việt. Trong sự tích trên, bánh chưng bánh giầy được một vị hoàng tử tên là Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha vào ngày lễ cúng tổ tiên. Và vì thế, chàng đã được vua cha nhường ngôi. Kể từ đó, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng đã khiến nó trở thành một món ăn quý. Với hương thơm cùng vị ngon của nó, nó vẫn xứng đáng là món ăn phù hợp với thờ cúng tổ tiên.

Người Việt Nam chúng ta chuộng đạo Phật, những người không theo đạo phật vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi vì thế, mà ngày tết, mâm cơm thờ cúng luôn được các gia đình chs trọng. Chiếc bánh chưng đặt lên mâm thờ phải đẹp phải ngon, đúng với ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào dịp Tết. Chính vậy, phong tục gói bánh chưng vẫn cứ mãi trường tồn cùng năm tháng. Ngày cận kề xuân sang, người người nhà nhà đua nhau gói bánh chưng khiến không khí càng thêm đầm ấm vui vẻ. Con cái ở xa về đoàn tụ với gia đình, những người chồng, người vợ tha hương cũng trở về với căn nhà ấm áp để đón xuân. Cả nhà quây quần dưới mảnh chiếu trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, nêm muối để chuẩn bị gói bánh. Các bà các mẹ khéo tay gói từng chiếc bánh một cách cẩn thận, bọn trẻ con cười đùa nhóng nhẽo thấy hay cũng chạy lại đòi gói đòi nêm. Không khí rộn ràng vui tươi càng làm mọi người thêm ấm áp. Cái không khí ấy, một đời người không sao quên được. Những ai xa quê không thể trở về với mái nhà mẹ già đang ngóng, con nhỏ đang trông thật sự thèm lắm cái không khí ấy. Thông thường, mọi người sẽ gói bánh gần ngày 30 Tết, thường là trước ngày 30 Tết một ngày. Mục đích là bởi để đêm ngày 30 Tết sẵn sàng có chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên. Những nồi bánh chưng to, khói bốc nghi ngút luôn hấp dẫn mấy đứa trẻ con trong nhà. Chúng háo hức được nhín thấy những chiếc bánh mà hổi chiều mẹ gói, có khi muốn nếm thứ chiếc bánh nhỏ xinh méo mó mà là chiếc bánh chưng đầu tay của chúng nó. Nên, chúng luôn được giao nhiệm vụ trông nồi bánh chưng. Nồi bánh chưng được đun bằng củi, lúc nào cũng phải đảm bảo lượng lửa liu riu, chỉ cần mất tập trung, bánh nấu xong sẽ không ngon. Những gương mặt nhỏ xinh hồn nhiên, ánh mắt sáng bừng vì có ánh lửa chiếu vào, không ai có thể không yêu những ánh mắt ngây thơ ấy. Nồi bánh chưng là một điểm sáng của ngày tết, là linh hồn của ngày tết. Thiếu đi những nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, tết sẽ mất đi hương vị của nó.

Ngày nay, với guồng quay công việc tất bật và bận rộn, nhiều gia đình đã không thể có những nồi bánh chưng, những không khí ấm áp quanh chiếc chiếu bánh chưng ngày cuối năm. Không khí tết cũng ngày càng nhạt dần vì lý do đó. Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí tết phần nào đã trở về với từng góc nhà ngõ nhỏ. Có thể thấy, dù trải qua bao thanwng trầm, ba sự đổi mới, phong tục gói bánh chưng vẫn là phong tục đẹp đẽ, với ý nghĩa nhân văn, và là hơi thở của ngày Tết quê hương.

Bình luận (2)
Vi Vi
Xem chi tiết
phan thi hoa
Xem chi tiết
Tùng
27 tháng 2 2017 lúc 21:06

C1 : Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

C2 : Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chĩ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.


Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp lá giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh bên lòng ông. Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài đức vẹn toàn ấy.

Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã “bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.


Bình luận (0)
Phạm Đức Hiệu
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
17 tháng 2 2017 lúc 20:30

Đè tài: Mùa thu

Bình luận (1)
Phạm Đức Hiệu
Xem chi tiết
Tùng
27 tháng 2 2017 lúc 21:02

Cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp khi thu sang qua các hình ảnh, sự vật. Dòng sông không ồn ào như mùa hạ. “Sông được lúc dềnh dàng” có sự nghỉ ngơi, thảnh thơi, dòng sông chảy chậm lại. Mùa thu đến những đàn chim bay đi tránh rét nên bắt đầu “vội vã”. Bầu trời thu được gợi ở hình ảnh mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Bình giảng được các từ “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt”. Mùa thu về trong sự cảm nhận tinh tế của tâm hồn nhạy cảm.

Bình luận (0)