Bài viết số 1 - Văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Leona
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
8 tháng 9 2016 lúc 18:37

Nothing

Như thế nào cũng được mà.

hehe

Amine cute
8 tháng 9 2016 lúc 20:35

Không có sao đâu ! Mình sẽ cố gắng giúp bạn.

hananozo hikari
9 tháng 9 2016 lúc 14:03

hi,Leona . mình là Hikari .

vuong nguyen
Xem chi tiết
Trần Hà Phương
10 tháng 9 2016 lúc 8:49

bài tả sân trường h ra chơi

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:55

ta lai ngoi truong cu cua em

bùi thị mai hương
10 tháng 10 2016 lúc 18:25

Tự sự là gì?2 yếu tố ko thể thiếu trong văn tự sự

tự đặt 1 đề văn tự sự

kể lại truyện sơn tinh thủy tinh bằng lời văn của em

Đó là toàn bộ đề kiểm tra 2 tiết văn của trường mk

Huỳnh Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 13:20
a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
15 tháng 9 2016 lúc 12:26

1. Khi có nhu cầu tạo lập văn bản thì người viết phải thực hiện những bước sau (lấy ví dụ việc viết thư cho một người).

a) Định hướng tạo lập văn bản (cần xác định rõ hướng đi và các vấn đề xoay quanh vấn đề mình cần tạo lập).

– Viết cho ai? (xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới )
– Viết để làm gì? ( Xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản)
– Viết về cái gì? (xác định được đề tài nội dung cụ thể của văn bản)
– Viết như thế nào? (xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thê, hình thức ngôn ngữ cần biểu đạt).

b) Tìm ý sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.

Từ những nội dung đã nêu ở trên đến bước này ta sẽ dàn dựng cho mình một hệ thống các ý có logic, bố cục hợp lí, có sự liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

c)  Viết thành văn bản hoàn chỉnh

Đây là bước trực tiếp cho ra “sản phẩm” của mình.Bằng lời văn của mình để diễn đạt các ý đã xây dựng thành các câu, các đoạn, các phần hoàn chỉnh. Dùng những phương thức để liên kết thể hiện một nội dung hoàn chỉnh và hình thức rõ ràng được triển khai theo các luận điểm ở trên. Yêu câu phần trình bày: không sai chính tả, đúng ngữ pháp, sát bố cục, dùng từ chính xác, có tính liên kết mạch lạc, lời văn trong sáng…

d) Kiểm tra lại văn bản

Đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện quá trình tạo lập văn bản được tốt nhất.Văn bản qua quá trình viết phải được kiểm tra kĩ lưỡng, soát lỗi và được xử lý lại.

Cao Hà
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
12 tháng 9 2016 lúc 19:34

 Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.

  Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.

  Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...

  Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt. 

  Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà. 

  Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.

  Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.”

Cao Hà
12 tháng 9 2016 lúc 19:53

Giải Bài tập Vật lí: [Vật lí 7] Bài 12. Độ to của âm

Cao Hà
12 tháng 9 2016 lúc 19:54

mnl'

 

Dung Nguyen
Xem chi tiết
진하영
14 tháng 9 2016 lúc 18:53
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
Nguyễn Thanh Tân
Xem chi tiết
Linh Cao
14 tháng 9 2016 lúc 15:24

Tham khảo bài này nhé

Sáng nay, vẫn trên con đường quen thuộc, tôi dạo bước đến trường. Những ánh nắng bình minh chan hoà, phủ lên mọi vật và dường như những hạt sương đêm đọng lại trên thảm cỏ cũng ánh lên sắc cầu vồng. Lòng tôi man mác nghĩ về những kỉ niệm xưa của tôi với bạn. Và thật đáng trân trọng, nâng niu những khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

Tôi nhớ như in cái ngày tôi mới chuyển về trường mới, cảm giác thật cô đơn và lạc lõng. Hàng ngày tôi không biết làm gì hơn ngoài việc gắn bó với những cuốn sách và thi thoảng có những mẩu truyện vui làm tôi cười thầm. Chính lúc đó bạn nhẹ nhàng đến bên tôi như một thiên thần. Bạn chủ động tách mình ra khỏi tập thể lớp và kết bạn với một “con mọt sách” như tôi. Bạn nhìn tôi cười ấm áp, dịu hiền và mọi cảm giác lạc lõng, cô đơn trong lòng tôi cũng dần biến mất.

Tôi đã xúc động khi thấy bạn đứng dậy, che chở cho tôi trước những trò đùa quá đáng của một vài học sinh cá biệt trong lớp. Giữa bạn bè cùng trang lứa thì tôi có phần nhỉnh hơn một chút, dáng tôi cao, người mập mạp. Chính vì thế nên họ đã cho tôi một biệt danh chế giễu : “Chị béo”. Lên lớp đối với tôi lúc ấy chẳng khác nào một cơn ác mộng. Họ viết lên bảng, lên ghế, lên bàn của tôi và thật tệ hại hơn nữa là khi tôi lên bảng trả lời câu hỏi của cô giáo, các bạn ấy xướng lên từ ngữ đó đầy vẻ khiêu khích. Đã có lần tôi ức, giận dỗi đến phát khóc và lấy cớ nghỉ học đến mấy ngày. Bạn lo lắng, sốt sắng đến thăm tôi, say sưa giảng bài và giúp tôi một số việc vặt trong gia đình. Bạn khuyên tôi nên đi học trở lại và hãy để ngoài tai những câu nói đó. Sáng hôm sau, tôi với bạn cùng sánh vai đến lớp. Bạn đã mắng các cậu học sinh ấy và thưa việc đó với cô giáo chủ nhiệm. Kết quả là họ bị viết bản kiểm điểm và bị đình chỉ học tập đến ba ngày. Bạn đã mang lại sự tự tin cho tôi, giúp tôi xoá bỏ mặc cảm để học tập tốt. Bạn đã cùng tôi san sẻ mọi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ trong những ngày đầu đi học, bạn còn động viên tôi tiến bộ nhiều. Lúc ấy bạn chẳng khác gì người chị thứ hai của tôi, luôn chăm sóc và dạy dỗ các em mình chu đáo. Bạn đã nói với tôi rằng chính mình phải tự tin vào mình, phải khẳng định mình ở chốn này, phải cho mọi người thấy rằng tôi không hề kém cỏi hay thua bất kì ai để xứng đáng với những giọt mồ hôi mà cha mẹ tôi đã đổ trên ruộng đồng mỗi trưa hè đổ lửa. Rồi tôi cũng làm theo như bạn nói và khi tôi được điểm tốt tôi lại nhớ đến bạn và biết ơn bạn nhiều.

Bạn đã kể với tôi nhiều lắm. Có lẽ câu nói đáng yêu nhất của bạn chính là bạn rất thích mùa xuân. Phải đấy, cứ mỗi một mùa xuân về chúng ta lại được thêm một tuổi mới và những bao lì xì thật hay. Không những vậy, mùa xuân có những cơn mưa phùn giăng giăng khắp đất trời. Vào những buổi sáng sớm, bạn chạy đến rủ tôi đi dạo. Làn gió xuân khẽ lùa vào mái tóc, những giọt sương mát lạnh và cả những chiếc lá phượng tinh nghịch nằm lên những lọn tóc mỏng. Tôi thích cảm giác ấy nhất, lúc đó tôi cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời, đáng yêu làm sao. Hay vào những buổi trưa hè đổ lửa, bạn và tôi cùng đi chung một chiếc ô nhỏ. Tôi chợt nghĩ rằng: bạn thực sự là một phần trong trái tim tôi, là người quan trọng nhất của tôi đấy.

Bạn là một cô bé rộng lòng bao dung và biết chia sẻ. Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về quê tôi. Đó là một miền quê nghèo, đất đai khô cằn cùng với ánh nắng đổ lửa như thiêu đốt những đụn cát sa mạc. Những đứa trẻ nhỏ hơn chúng mình phải đi bán bánh mì trong những đêm đông giá lạnh mà người phong phanh một tấm áo khoác mỏng, hay chúng phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố mẹ và bươn trải kiếm sống. Tôi chợt nhìn thấy khoé mắt bạn cay cay và những giọt nước mắt chan hoà trên má bạn. Rồi bạn kể cho tôi nghe về gia đình bạn. Bố mẹ bạn đều là những thương nhân giàu có, đi công tác suốt. Bạn phải ở trong một ngôi nhà lạnh lẽo thiếu tình thương cùng với vài người giúp việc. Bạn bảo rằng những lúc ấy bạn rất cô đơn và buồn chán nên bạn rất hiểu tâm trạng của tôi những ngày đầu xa nhà, học ở một ngôi trường mới như này. Bạn đã gục đầu vào vai tôi mà khóc oà lên. Bạn thân ơi hãy khóc đi, khóc nhiều vào nếu nước mắt có thể làm vơi nỗi buồn trong lòng bạn. Bạn thân ơi, bạn có nhớ những hàng rào nhỏ xinh bên cạnh vườn táo của chúng mình, nơi in dấu những kỉ niệm giận hờn vu vơ? Và tôi thấy thật có lỗi với bạn. Buổi chiều hôm ấy, những ánh nắng vàng vọt chiếu mỏi mắt. Tôi kiên nhẫn đứng đợi bạn bên vườn. Tôi đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy bạn đâu. Đó là lần đầu tiên bạn trễ hẹn, tôi cảm thấy mình không được tôn trọng và tôi đã rất tức giận. Tôi bỏ về một mình rồi nằm lên giường khóc. Cậu mợ gọi xuống ăn cơm, tôi không chịu. Ai dỗ kiểu gì tôi cũng khước từ. Tôi cứ nằm khóc như thế và ngủ quên lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi mở cửa hít thở bầu không khí trong lành. Đến cửa lớp, bạn lại tươi cười đến bên tôi, lại lân la kể chuyện như bao hôm khác. Tôi lạnh lùng không nói một câu và lặng lẽ ngồi vào chỗ của mình. Tôi thấy mình như bị tổn thương. Tôi đã nghĩ rằng sáng nay đến bạn sẽ giải thích mọi chuyện cho tôi nhưng hình như bạn lảng tránh. Bạn thân yêu ơi, tình bạn của chúng mình đã sứt mẻ rồi hay sao? Bao nhiêu kỉ niệm buồn vui chúng ta đều san sẻ, sao bạn lại nỡ… Từ hôm đó, tôi chủ động chấm dứt tình bạn mà tôi cho là gian dối này. Chắc là mỗi đêm bạn đều khóc bởi vì tôi thấy sắc mặt bạn xấu đi nhiều và đôi mắt thâm quầng. Nhưng điều đó không hề làm rung động lòng tôi vì khi ấy mọi kí ức về bạn đã bị tôi xoá sổ. Nghĩ lại lúc ấy, tôi thấy mình thật đáng trách. Đến gần cuối học kì II, bạn đến bên tôi và nói rằng bạn sẽ theo cha mẹ về quê. Tôi sững sờ nhìn bạn, bối rối không biết nói sao cho đúng. Tan học, tôi kéo bạn ra ngoài cổng và xin lỗi bạn. Hai đứa ôm nhau mà khóc đến quên cả giờ. Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, hai đứa tiễn nhau, ngậm ngùi dặn dò nhau từng thứ một. Bạn thân ơi, dù bạn ở nơi đâu  tôi vẫn luôn nhớ bạn, hãy bảo trọng nhé!

 

Đó là một câu chuyện về tình bạn mà tôi mãi mãi không bao giờ quên. Hôm nay là sinh nhật bạn. Tôi ngồi đây, cầm nến và hát bài sinh nhật. Tôi chúc bạn luôn luôn khoẻ mạnh và học giỏi.

Thảo Phương
14 tháng 9 2016 lúc 17:00

THAM KHẢO NHÉNguyễn Thanh Tân

Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.

Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi - đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.

Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.

Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.

Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.

Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời...

Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân - người bạn yêu quý - đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất người bạn này.


 

Adina Phạm
29 tháng 9 2016 lúc 14:34

Ủa bài văn của bạn kia copy trên mạng mà

ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Linh Cao
14 tháng 9 2016 lúc 15:23

Tham khảo bài này nhé

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người


Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

 

Thảo Phương
14 tháng 9 2016 lúc 17:00

THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ

Quê hương –hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt , trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo ,ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng.  Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.  Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

 

Trên con đường  đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

 

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:36


Cách đây mấy năm mẹ có đưa em về thăm quê nội, một vùng đất lịch sử nổi tiếng của cả nước, đó là Điện Biên. Gia đình em ít khi về được vì khi về sẽ phải đi bằng máy bay, vừa nhanh lại vừa an toàn, đi bằng ô tô sẽ phải qua nhiều con đường đèo quanh co hiểm trở, rất nguy hiểm, tuy vậy nếu đi oto cũng có cái thú vị riêng của nó, vì hay được dừng lại nghỉ giữa đường tha hồ ngắm nhìn cảnh vật núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi hòa vào bầu trời xanh trong bát ngát. Nhưng đi bằng máy bay là tuyệt vời nhất, lên máy bay ngồi chỉ khoảng vài chục phút đồng hồ đã chuẩn bị đáp xuống mặt đất, lúc sắp hạ cánh là lúc mình được nhìn rõ nhất cả cánh đồng Mường Thanh, một lòng chảo khum khum mênh mông xanh một màu lúa non mơn mởn, nhìn thấy được cả đường băng dài chạy dọc cánh đồng, máy bay sẽ lượn một vòng tròn như là muốn cho mình được ngắm kỹ hơn mảnh đất yêu dấu của mình vậy, rồi nó mới từ từ đáp xuống đường băng.
Lần về ấy, em quen mấy người bạn trong xóm, cạnh nhà ông bà nội em, các bạn cũng tầm tuổi em, các bạn ấy đã dẫn em sang bên trường học, hồi đó trường xây bé xíu, thấp lè tè, tường rêu xanh rì, hình như trước kia là khu đóng quân của quân đội, về sau giao lại cho trường vì nó gần đường cái lớn, tiện cho việc đi lại và đưa đón con đi học của các cha mẹ. Ngay trước cổng trường là một khu chợ rất mất trật tự, hàng hóa bán tràn hết ra lề đường, hóa ra vì người ta thấy các mẹ đưa con đi học thì cũng tiện thể muốn đi chợ luôn hay sao ý cho nên người ta họp chợ ở đây rất đông, nhiều khi còn gây tắc nghẽn giao thông nữa cơ.
Khu nhà ông bà nội em ở là khu nhà mới ông bà cùng với nhiều gia đình khác được giao đất khi chuyển từ vùng kinh tế mới về, là một khu nằm rìa thành phố, ngay bên cạnh một khối núi to, hồi em về, nhà còn chưa có điện thắp sáng vì chưa có đường dây đi qua, cột điện chưa được lắp. Mùa hè, tuy ở trên cao, thời tiết vẫn nóng lắm, đêm em không thể ngủ được vì nóng, mẹ em, bà nội em cứ phải thức để quạt cho em.
Em còn nhớ những đặc sản của quê, ngon lắm, có gạo Điện Biên ăn ngọt và thơm, có gà thả đồi, có ngô khoai sắn… món gì cũng ngon. Thích nhất là dược theo bà em đi chợ, bà dẫn em ra chỗ những người dân tộc ở vùng sâu vùng xa, họ đi bộ cả buổi mới ra đến chợ, vậy mà gùi theo bao nhiêu là hàng hóa, bao nhiêu là thực phẩm ngon lành của núi rừng, những tấm khăn, tấm vải thổ cẩm được thêu vô cùng công phu, vô cùng sáng tạo, em cứ mê mẩn mấy chiếc ghế tròn được tết bằng mây mà người dân tộc hay ngồi trên nhà sàn, bên bếp lửa, mấy chiếc ghế đó ngồi rất vừa chân, lại có hoa văn thật đẹp, biết em thích nên mỗi khi có ai về xuôi là bà nội lại gửi xuống cho em.
Đó là mấy năm về trước, lần này đích thân ông Nội về Hn đón cả nhà em về quê, ông bảo Điện Biên vừa kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, đất Điện Biên có nhiều đổi mới lắm, các con các cháu về chơi để thấy quê mình thay da đổi thịt thế nào.
Thế là cả nhà lên đường, em lại được đi máy bay, từ trong máy bay nhìn ra em có thể thấy loáng thoáng núi đồi bên dưới, thấy dòng sông lượn quanh co qua những xóm làng vì máy bay cũng ko bay cao lắm, loáng một cái lại đã đến Điện Biên, lòng chảo Mường Thanh đây rồi, vẫn một màu xanh mát rượi của lúa, 1 đường băng trải dài như miếng lụa phất dọc cánh đồng. Những đường dây điện giăng giăng khắp nơi, hình như có sự đổi mới thực sự rồi. A, nhà ông bà đã có điện, có điện là có các đồ dùng hiện đại không kém gì dưới xuôi. Vừa bỏ balo khỏi vai, em đã chạy tót ngay sang nhà các bạn hàng xóm, vì đã được ông bà em nói trước nên các bạn đã tụ tập ở đó chờ em, sau mấy phút ban đầu bẽn lẽn, các bạn lại lôi tuột em ra trường. Chao ôi, một khu trường mới khang trang còn tươi màu vôi ve mới, mấy hàng cây xanh được trồng dọc đường đi giờ đã um tùm vươn mình trong nắng. Con đường phía trước ngôi trường dường như rộng thêm ra nhờ hai vỉa hè sạch bong được lát gạch phẳng lỳ, chợ đã chuyển địa điểm về phía cuối con đường, khu chợ cũng được xây dựng khang trang, có quầy có ô đàng hoàng, sạch sẽ, đẹp đẽ. Em cùng các bạn chạy chơi tung tăng trong sân trường, dưới bóng cây xanh mát.
Rồi ông nội và bố mẹ em mượn xe máy chở tất cả bọn em ra thăm khu tượng đài Chiến sĩ Điện Biên, cũng vừa khánh thành năm ngoái, khu tượng đài nằm ở trên cao, phải leo mỏi chân mới tới, cụm tượng thể hiện hình ảnh người chiến sĩ với lá cờ phất phới, như đang ngất ngây trong niềm vui chiến thắng, 1 em bé đang ngồi trên vai người lính reo vui hạnh phúc. Từ trên khu tượng đài nhìn xuống trung tâm thành phố, thấy những ngôi nhà mái xanh, mái đỏ tươi mới, những con đường được mở rộng thêm ra chạy suốt đến tận những dãy núi trùng điệp bao xung quanh thành phố.
Cuộc sống đang đổi thay đem đến những điều tốt đẹp cho mọi người.
Quê hương em ngày càng giàu đẹp nhờ những bàn tay và khối óc con người luôn muốn dựng xây quê hương.

ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Linh Cao
14 tháng 9 2016 lúc 15:21

Bạn tham khảo bài này nhé

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”. Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mở hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hon. Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiếu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình. Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là nhũng ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giò’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đon giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiếu rằng chẳng có mục tiêu nào có thế đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đối mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được. Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiếu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiếu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo nhừng hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình. Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hon trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi: - Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy! Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.  
 

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:34

Gần đây, có một sự kiện đã làm thay đổi con người và suy nghĩ của tôi. Tôi tự thấy mình đã khôn lớn.

Dạo này, tôi thấy mình rất lạ: Tôi hay soi gương và nhìn chăm chú cái thằng tôi trong gương – việc mà trước đây tôi chúa ghét và cho r ằng chỉ có bọn con gái mới điệu đàng trước gương như thế. Ôi chao, sao mà trông tôi lạ thế! Những hàng ria mép không mong đợi xu ất hi ện lún phún đen mướt xung quanh miệng tôi. Những cái mụn trứng cá cứ thi nhau nở rộ. Còn nữa, giọng nói của tôi vỡ ra ồm ồm như là vịt đ ực. Tôi cao phỏng phao lên, bộ đồng phục mẹ mua cho đầu năm lớp bảy đã ngắn và chật. Tôi đã ra dáng một chàng trai. Tôi nhận ra mình đã l ớn. Tôi rất vui sướng và tự hào về điều này.

Những lúc bố đi công tác vắng nhà tôi đã có thể giúp mẹ những việc nặng nhọc của đàn ông “sức dài vai rộng”: khi thì leo lên m ắc giúp mẹ cái bóng đèn, lúc thì dịch chuyển cái tủ đi nơi khác theo ý c ủa m ẹ. Những lúc đứng cạnh mẹ tôi phát hiện mình đã cao hơn m ẹ và trong tôi có một cảm giác rất lạ: ước ao được chở che, bảo vệ cho mẹ. Tôi thủ thỉ điều này với mẹ, mẹ âu yếm nhìn tôi – vì tôi đã “thỏa thuận” v ới mẹ là tôi đã lớn và mẹ đừng ôm ấp vuốt ve như lúc tôi còn bé – và nói: “Ôi chàng trai của mẹ, con đã lớn thật rồi”. Còn bố đối xử với tôi cũng khác hơn xưa, bố con tôi hay ngồi tranh luận về đề tài thể thao, thời sự, sôi nổi. Bố còn nói với tôi về những vấn đề thật tế nhị, “rất đàn ông”. Bố bảo: “Con đã lớn, sắp là chàng trai rồi phải hi ểu bi ết nhi ều hơn”. Những vấn đề lớn của gia đình như mua sắm m ột món đồ đắt tiền, hay chọn thời điểm sửa chữa lại căn nhà,_bố mẹ cũng cho tôi tham gia ý kiến. Còn nhiều việc về cá nhân bố cũng để cho tôi tự quyết định. Bố bảo để tôi tập làm quen với những quyết định và học cách chịu trách nhiệm về nó.

Tôi nhận thấy mình đã lớn qua việc phục vụ cho cá nhân. Tôi còn nhớ, trước đây, tất cả sinh hoạt cá nhân của mình tôi phải nhờ mẹ làm hoặc nhắc nhở. Buổi sáng mẹ phải gọi tôi năm bảy lần tôi mới dậy. Mẹ hay than phiền: “Sao gọi con thức giấc giống người ta gọi đò quá!”. Tôi nhớ có lần bố giận quá phải quất roi vào mông tôi mới chịu dậy. Còn việc học của tôi thì ba mẹ phải kiêm luôn là “gia sư” của tôi. Bố mẹ phải theo dõi lịch học, thi, kiểm tra để nhắc nhở tôi. Bây gi ờ nhớ lại tôi th ấy th ật xấu hổ. Tôi bây giờ như một người hoàn toàn khác. Sinh ho ạt rất ngăn nắp và có giờ giấc. Từ việc học đến các sinh hoạt cá nhân tôi đều sắp xếp thời gian biểu hợp lí và thực hiện rất nghiêm túc.

 

Chủ nhật vừa rồi bố mẹ có việc về quê đột xuất và phải sáng thứ hai mới về. Trước khi đi, bố mẹ dặn dò tôi rất tỉ mỉ: “Bố mẹ về quê có việc hai ngày mới lên. Con ở nhà trông nhà c ẩn th ận. Đưa đón em đi học, lo cho em ăn uống đàng hoàng. Thức ăn có sẵn trong t ủ. M ẹ s ẽ thường xuyên gọi điện thoại về cho con. Nếu có việc gì bất ổn con gọi điện thoại cho ba mẹ hoặc chạy qua nhờ bác Liên hàng xóm nhé”. Bố mẹ tôi chưa bao giờ vắng nhà qua đêm để anh em tôi ở nhà một mình mà không có người lớn. Có lẽ những biểu hi ện gần đây của tôi đã khiến bố mẹ tôi yên tâm chăng? Bố mẹ ra khỏi nhà tôi bắt đầu thực hiện vai trò là người “chủ gia đình bất đắc dĩ” của mình. Vi ệc đầu tiên tôi gọi cô em gái đang học lớp bốn của mình dậy, nhắc em làm vệ sinh cá nhân và đi mua đồ ăn sáng cho hai anh em. Sau đó, tôi lau dọn nhà cửa, dạy em học và tranh thủ ôn bài chuẩn bị cho buổi học đầu tuần. Buổi trưa, tôi cũng bắt chước mẹ làm bếp, bữa cơm của hai anh em khi mẹ vắng nhà cũng ổn dù không được ngon như mẹ nấu (dĩ nhiên rồi). Buổi chiều cũng trôi qua êm xuôi. Buổi tối mới đáng lo. Anh em tôi chưa bao giờ phải ngủ một mình không có người lớn. Căn nhà v ốn đã rộng, đêm bố mẹ vắng nhà càng như rộng hơn. Tôi đóng tất c ả c ửa l ớn nhỏ một cách cẩn thận và trong lòng cũng sợ lắm, không biết c ụ thể là sợ điều gì (bóng tối, sợ ma, trộm…)? Nhưng bạn có biết tôi phải gồng mình lên ra vẻ can đảm để trấn tĩnh tinh thần cô em gái vốn nhút nhát của mình. Một đêm không mong đợi với nhiều nỗi lo sợ rồi cũng trôi qua bình yên. Sáng hôm sau tôi thức em dậy sớm, hai anh em ăn sáng rồi cùng đến trường. Buổi trưa về đã thấy bố mẹ ở trong nhà. Tôi nhận ra chưa bao giờ mình lại mong ba mẹ về đến thế. Sau khi hỏi han mọi việc, bố xoa đầu tôi nói: “Vậy là con trai của bố đã lớn khôn rồi đấy”. Mẹ nhìn tôi âu yếm đầy vẻ tự hào.

Thật hạnh phúc và tự hào khi mình đã lớn khôn, có ích cho gia đình và là niềm tự hào của bố mẹ. Tôi biết bản thân còn phải cố gắng hơn nhiều để thực sự ngày càng khôn lớn.

Đạt Trần
29 tháng 7 2017 lúc 13:06

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu sơ lược về bản thân:

- Mới ngày nào em còn là học sinh Tiểu học.

- Nay em đã thành học sinh Trung học cơ sở.

2. Thân bài:

* Kể về những suy nghĩ, hành động chứng tỏ là em đã lớn:

(Trong sinh hoạt và học tập).

- Giúp được cha mẹ một số việc nhỏ trong gia đình.

- Tự đi học, cha mẹ không còn phải đưa đón.

- Biết học tổ học nhóm cùng bạn bè.

- Mạnh dạn tham gia các phong trào của lớp, của trường.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em cảm thấy rằng mình đã lớn.

- Tự tin vào bản thân, cố gắng phấn đấu...

II. BÀI LÀM

Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào em còn là cô học sinh bé nhỏ của trường Tiểu học Hòa Bình, giờ đây em đã trở thành học sinh lớp 6A, trường Trung học cơ sở Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.

Từ tuổi nhi đồng, giờ đây em đã bước sang tuổi thiếu niên. Em giúp đỡ mẹ một số việc nhỏ như quét dọn nhà cửa, nấu cơm và chăm sóc cu Bi lên sáu tuổi. Không còn cảnh ba mẹ phải đưa đón như trước đây mà em tự đi học cùng các bạn gần nhà. Sáng chúng em cùng đi, trưa cùng về, không la cà đây đó.

Điều ấy đã thành nề nếp khiến ba mẹ em rất yên tâm.

Em chơi thân với Tú, Oanh và Nga. Bốn đứa hợp thành nhóm học tập để giúp đỡ lẫn nhau. Em học khá môn Toán, Tú và Oanh giỏi Văn, còn Nga rất có năng khiếu về ngoại ngữ. Buổi tối, chúng em học nhóm ở nhà bạn Oanh, cùng giải những bài toán khó và kiểm tra lẫn nhau cho đến lúc tất cả đều thuộc bài mới thôi. Những phút giải lao, chúng em thư giãn bằng những trò chơi thú vị và bổ ích.

Lớp 6A của chúng em là một tập thể khá nổi bật về mọi mặt, từ học tập cho đến các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, sống trong môi trường ấy, em thấy mình thay đổi rất nhiều. Tính nhút nhát bớt dần, em vui vẻ hòa đồng cùng các bạn. Em rất thích những buổi dã ngoại hoặc đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... cùng với lớp bởi đó là dịp để chúng em thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

Em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải chăm ngoan hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của mọi người

Cơn gió mùa đông
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh
18 tháng 9 2016 lúc 8:55

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. trước hoàn cảnh đó Lê Lợi dựng cờkhởi nghĩa tại Lam Sơn. Với ban đầu là thế yếu, lực mỏng nên bị thua.Vì vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

 
Trương Hoàng Khánh Linh
14 tháng 12 2016 lúc 21:10

Hờ hờ, có vụ mà được tích 10 tích luôn à?? Khó tin đấy!!!

Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 9 2016 lúc 13:33

      Có lẽ bạn sẽ rơi lệ khi nhìn thấy bức tranh ấy và liên tưởng tới những đứa trẻ có cuộc sống bất hạnh, bạn biết không? Xã hội bây giờ kẻ nghèo thì khinh kẻ giàu thì chê bôi cuộc sống chưa có cái gì gọi là hoàn hảo cả. Bạn nghĩ mà xem, cái cuộc sống xã hội này còn những tấm lòng vàng nữa không?  Vẫn có nhưng hiếm lắm, hằng ngày chỗ nào trên đất nước Việt Nam cũng có những đứa trẻ ngày ngày ngửa đôi bàn tay ra xin miếng cơm kiếm sống qua ngày, có người rất tốt mở túi ra cho em vài đồng nhưng có những người thấy  em mà đạp em rồi đuổi biến đi. Vậy cho hỏi cái xã hội này lương tâm để ở đâu? Mỗi con người đều có lòng tự trọng kể cả những đứa trẻ phải đi nhặt rác, rồi xin tiền xin miếng ăn. Bạn giúp đỡ những đứa trẻ đó là một lòng nhân hậu, vị tha nhưng đằng này bạn lại chửi họ, bảo họ ăn mày. Họ ăn mày những lòng tự trọng còn cao quý hơn những con người chửi thẳng vào họ. Họ nghèo nhưng họ thấy người khác nghèo giống mình họ cũng sẽ giúp đỡ. Vậy cho hỏi xã hội này thấy như vậy có đáng thương không? Những đứa trẻ mồ côi cha mẹ ngày ngày đi nhặt rác rồi bị coi thường. Tôi tin các bạn đã đọc những câu chuyện về lòng tự trọng không nói xa đâu tôi nói ngay trong những trang sách của môn GDCD cũng có rất nhiều những câu chuyện về lòng người. Đôi khi những người bằng tuổi những đứa bé ấy còn bố còn mẹ chưa phải như những đứa trẻ nhặt rác, nhặt lon. Còn được cưng chiều, nuôi dưỡng đi học. Họ cũng là người sao lại xúc phạm đến họ như thế nhất là những đứa trẻ chúng có làm gì sai mà để bị chừng trị đau đớn như thế.

        Các bạn ạ, cuộc sống của mỗi con người là phải đánh đổi được một thứ nhưng phải đánh đổi lại hàng ngàn thứ khác. Các bạn vậy là còn sướng hơn những số phận không may rồi đấy. Họ ra đường không nhà không cửa chỉ biết lấy trời làm chăn làm chiếu làm nhà lấy đất làm giường. Tôi thương những thân phận chỉ biết phục vụ người khác. Hãy trân trọng những gì bạn đang có đừng để chúng mất đi rồi mới thấy hối tiếc.

Cảm nghĩ riêng của bản thân mình. Chúc bạn học tốt!

Thảo Phương
19 tháng 9 2016 lúc 14:42

Mỗi lần đi trên đường phố, gặp những đứa trẻ lang thang bán báo, đánh giày, tôi lại chợt nhớ đến câu hát “Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát ấy từng làm nức nở bao người. Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn bải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đáng đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ qun tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đành lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

Trần Hải Yến
20 tháng 9 2016 lúc 22:34

 

          

Mẹ là ai con chưa lần gặp mẹNhưng tim này yêu mẹ lắm mẹ ơiMẹ cho con cuộc sống mới rạng ngờiCho tiếng khóc đầu đời rồi đi mấtCha ơi cha, cha còn hay đã mấtSao không về nơi đất mẹ tìm conHay con đây làm điều gì có lỗiĐể cho cha giận dỗi bỏ con điCha Mẹ ơi nơi nào người có biếtỞ nơi này con tha thiết ngóng trôngNgày nào đó cha mẹ về bên cạnhCho con không hiu quạnh kiếp Mồ Côi.                    Giữa chốn đông người không mẹ không cha
Lo từng bữa ăn nơi chốn xa lạ
Con lang thang trên con phố nhỏ ấy
Từng mảnh bánh mì vụn con nhặt lấy
Kiếm sống bao ngày không tình thương yêu
Hằng trong đêm con ngủ góc tường yếu
Nhớ mẹ nhớ cha trong kí ức buồn
Mơ gặp mẹ, cái ôm ấp áp ấy
Hồi tưởng về cha, cõng con bao chiều
Mẹ ơi! Cha ơi! Hai người xa quá
Con muốn cuộc sống như bao người lạ
Có mẹ có cha, hạnh phúc bên nhau
Nước mắt con rơi giọt nước không màu
Như cuộc sống bây giờ không màu sắc
Cố kiếm tìm dấu chân cha, lưng mẹ
Bởi con cần tình thương người sinh con...