Bài viết số 1 - Văn lớp 6

ngô ngọc linh

Hãy viết bài văn theo chủ đề em đã lớn rồi

Linh Cao
14 tháng 9 2016 lúc 15:21

Bạn tham khảo bài này nhé

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”. Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mở hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hon. Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiếu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình. Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là nhũng ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giò’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đon giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiếu rằng chẳng có mục tiêu nào có thế đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đối mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được. Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiếu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiếu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo nhừng hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình. Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hon trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi: - Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy! Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.  
 

Tu Quyen
14 tháng 9 2016 lúc 17:34

Gần đây, có một sự kiện đã làm thay đổi con người và suy nghĩ của tôi. Tôi tự thấy mình đã khôn lớn.

Dạo này, tôi thấy mình rất lạ: Tôi hay soi gương và nhìn chăm chú cái thằng tôi trong gương – việc mà trước đây tôi chúa ghét và cho r ằng chỉ có bọn con gái mới điệu đàng trước gương như thế. Ôi chao, sao mà trông tôi lạ thế! Những hàng ria mép không mong đợi xu ất hi ện lún phún đen mướt xung quanh miệng tôi. Những cái mụn trứng cá cứ thi nhau nở rộ. Còn nữa, giọng nói của tôi vỡ ra ồm ồm như là vịt đ ực. Tôi cao phỏng phao lên, bộ đồng phục mẹ mua cho đầu năm lớp bảy đã ngắn và chật. Tôi đã ra dáng một chàng trai. Tôi nhận ra mình đã l ớn. Tôi rất vui sướng và tự hào về điều này.

Những lúc bố đi công tác vắng nhà tôi đã có thể giúp mẹ những việc nặng nhọc của đàn ông “sức dài vai rộng”: khi thì leo lên m ắc giúp mẹ cái bóng đèn, lúc thì dịch chuyển cái tủ đi nơi khác theo ý c ủa m ẹ. Những lúc đứng cạnh mẹ tôi phát hiện mình đã cao hơn m ẹ và trong tôi có một cảm giác rất lạ: ước ao được chở che, bảo vệ cho mẹ. Tôi thủ thỉ điều này với mẹ, mẹ âu yếm nhìn tôi – vì tôi đã “thỏa thuận” v ới mẹ là tôi đã lớn và mẹ đừng ôm ấp vuốt ve như lúc tôi còn bé – và nói: “Ôi chàng trai của mẹ, con đã lớn thật rồi”. Còn bố đối xử với tôi cũng khác hơn xưa, bố con tôi hay ngồi tranh luận về đề tài thể thao, thời sự, sôi nổi. Bố còn nói với tôi về những vấn đề thật tế nhị, “rất đàn ông”. Bố bảo: “Con đã lớn, sắp là chàng trai rồi phải hi ểu bi ết nhi ều hơn”. Những vấn đề lớn của gia đình như mua sắm m ột món đồ đắt tiền, hay chọn thời điểm sửa chữa lại căn nhà,_bố mẹ cũng cho tôi tham gia ý kiến. Còn nhiều việc về cá nhân bố cũng để cho tôi tự quyết định. Bố bảo để tôi tập làm quen với những quyết định và học cách chịu trách nhiệm về nó.

Tôi nhận thấy mình đã lớn qua việc phục vụ cho cá nhân. Tôi còn nhớ, trước đây, tất cả sinh hoạt cá nhân của mình tôi phải nhờ mẹ làm hoặc nhắc nhở. Buổi sáng mẹ phải gọi tôi năm bảy lần tôi mới dậy. Mẹ hay than phiền: “Sao gọi con thức giấc giống người ta gọi đò quá!”. Tôi nhớ có lần bố giận quá phải quất roi vào mông tôi mới chịu dậy. Còn việc học của tôi thì ba mẹ phải kiêm luôn là “gia sư” của tôi. Bố mẹ phải theo dõi lịch học, thi, kiểm tra để nhắc nhở tôi. Bây gi ờ nhớ lại tôi th ấy th ật xấu hổ. Tôi bây giờ như một người hoàn toàn khác. Sinh ho ạt rất ngăn nắp và có giờ giấc. Từ việc học đến các sinh hoạt cá nhân tôi đều sắp xếp thời gian biểu hợp lí và thực hiện rất nghiêm túc.

 

Chủ nhật vừa rồi bố mẹ có việc về quê đột xuất và phải sáng thứ hai mới về. Trước khi đi, bố mẹ dặn dò tôi rất tỉ mỉ: “Bố mẹ về quê có việc hai ngày mới lên. Con ở nhà trông nhà c ẩn th ận. Đưa đón em đi học, lo cho em ăn uống đàng hoàng. Thức ăn có sẵn trong t ủ. M ẹ s ẽ thường xuyên gọi điện thoại về cho con. Nếu có việc gì bất ổn con gọi điện thoại cho ba mẹ hoặc chạy qua nhờ bác Liên hàng xóm nhé”. Bố mẹ tôi chưa bao giờ vắng nhà qua đêm để anh em tôi ở nhà một mình mà không có người lớn. Có lẽ những biểu hi ện gần đây của tôi đã khiến bố mẹ tôi yên tâm chăng? Bố mẹ ra khỏi nhà tôi bắt đầu thực hiện vai trò là người “chủ gia đình bất đắc dĩ” của mình. Vi ệc đầu tiên tôi gọi cô em gái đang học lớp bốn của mình dậy, nhắc em làm vệ sinh cá nhân và đi mua đồ ăn sáng cho hai anh em. Sau đó, tôi lau dọn nhà cửa, dạy em học và tranh thủ ôn bài chuẩn bị cho buổi học đầu tuần. Buổi trưa, tôi cũng bắt chước mẹ làm bếp, bữa cơm của hai anh em khi mẹ vắng nhà cũng ổn dù không được ngon như mẹ nấu (dĩ nhiên rồi). Buổi chiều cũng trôi qua êm xuôi. Buổi tối mới đáng lo. Anh em tôi chưa bao giờ phải ngủ một mình không có người lớn. Căn nhà v ốn đã rộng, đêm bố mẹ vắng nhà càng như rộng hơn. Tôi đóng tất c ả c ửa l ớn nhỏ một cách cẩn thận và trong lòng cũng sợ lắm, không biết c ụ thể là sợ điều gì (bóng tối, sợ ma, trộm…)? Nhưng bạn có biết tôi phải gồng mình lên ra vẻ can đảm để trấn tĩnh tinh thần cô em gái vốn nhút nhát của mình. Một đêm không mong đợi với nhiều nỗi lo sợ rồi cũng trôi qua bình yên. Sáng hôm sau tôi thức em dậy sớm, hai anh em ăn sáng rồi cùng đến trường. Buổi trưa về đã thấy bố mẹ ở trong nhà. Tôi nhận ra chưa bao giờ mình lại mong ba mẹ về đến thế. Sau khi hỏi han mọi việc, bố xoa đầu tôi nói: “Vậy là con trai của bố đã lớn khôn rồi đấy”. Mẹ nhìn tôi âu yếm đầy vẻ tự hào.

Thật hạnh phúc và tự hào khi mình đã lớn khôn, có ích cho gia đình và là niềm tự hào của bố mẹ. Tôi biết bản thân còn phải cố gắng hơn nhiều để thực sự ngày càng khôn lớn.

Đạt Trần
29 tháng 7 2017 lúc 13:06

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu sơ lược về bản thân:

- Mới ngày nào em còn là học sinh Tiểu học.

- Nay em đã thành học sinh Trung học cơ sở.

2. Thân bài:

* Kể về những suy nghĩ, hành động chứng tỏ là em đã lớn:

(Trong sinh hoạt và học tập).

- Giúp được cha mẹ một số việc nhỏ trong gia đình.

- Tự đi học, cha mẹ không còn phải đưa đón.

- Biết học tổ học nhóm cùng bạn bè.

- Mạnh dạn tham gia các phong trào của lớp, của trường.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em cảm thấy rằng mình đã lớn.

- Tự tin vào bản thân, cố gắng phấn đấu...

II. BÀI LÀM

Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào em còn là cô học sinh bé nhỏ của trường Tiểu học Hòa Bình, giờ đây em đã trở thành học sinh lớp 6A, trường Trung học cơ sở Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.

Từ tuổi nhi đồng, giờ đây em đã bước sang tuổi thiếu niên. Em giúp đỡ mẹ một số việc nhỏ như quét dọn nhà cửa, nấu cơm và chăm sóc cu Bi lên sáu tuổi. Không còn cảnh ba mẹ phải đưa đón như trước đây mà em tự đi học cùng các bạn gần nhà. Sáng chúng em cùng đi, trưa cùng về, không la cà đây đó.

Điều ấy đã thành nề nếp khiến ba mẹ em rất yên tâm.

Em chơi thân với Tú, Oanh và Nga. Bốn đứa hợp thành nhóm học tập để giúp đỡ lẫn nhau. Em học khá môn Toán, Tú và Oanh giỏi Văn, còn Nga rất có năng khiếu về ngoại ngữ. Buổi tối, chúng em học nhóm ở nhà bạn Oanh, cùng giải những bài toán khó và kiểm tra lẫn nhau cho đến lúc tất cả đều thuộc bài mới thôi. Những phút giải lao, chúng em thư giãn bằng những trò chơi thú vị và bổ ích.

Lớp 6A của chúng em là một tập thể khá nổi bật về mọi mặt, từ học tập cho đến các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, sống trong môi trường ấy, em thấy mình thay đổi rất nhiều. Tính nhút nhát bớt dần, em vui vẻ hòa đồng cùng các bạn. Em rất thích những buổi dã ngoại hoặc đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... cùng với lớp bởi đó là dịp để chúng em thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

Em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải chăm ngoan hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của mọi người


Các câu hỏi tương tự
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Xem chi tiết
Lý Như Ý
Xem chi tiết
tuệ anh vi (hyeri)
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bảo My
Xem chi tiết