Bài 9. Nhật Bản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
nguyen ha thu
24 tháng 11 2017 lúc 14:31

-1952-1973 kinh tế nhật bản đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục

-1968 nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới sau mĩ trở thánh 1 trong 3 trung tam kinh te tai chính lon nhất thế giới

- nhật bản coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật tạp trung vao lĩnh vực sản xuất dân dụngok

Nguyễn Thị Thanh Lam
24 tháng 11 2017 lúc 20:44

Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên và được đào tạo chu đáo

Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp công ty

Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề tiết và đề ra các chiến lược phát triển

Cherry Giang
Xem chi tiết
Thúy Ht Quỳnh
7 tháng 12 2017 lúc 21:13

1.Học hỏi về yếu tố trọng dụng con người,điều này nước ta đã và đang thực hiện qua các chương trình đào
tạo,giáo dục,rèn luyện tay nghề,nâng cao chất lượng của người lao động,bằng chứng là số lao động có trình độ ĐH-CĐ ở VN mỗi năm tăng đáng kể với cấp sớ nhân.Nhưng bên cạnh cần phải nâng cao ý thức tự giác,ý thức của mỗi cá nhân đối với các vấn đề chung trong xã hội là vô cùng quan trọng.
2.Áp dụng và đẩy mạnh hơn nữa thành tựu Khoa hoc ki thuat vào sản xuất,nâng cao vai trò của thành phần ngoài quốc doanh,đặc biệt xây dưng cơ sở hạ tầng cũng như vật chất để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài,qua đó giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xẵ hội, nhưng phải chú ý đến môi trường,tránh ảnh hưởng đến chất lượng khí quyển.
3.Tăng cường hợp tác,giao lưu,thiết lập hơn nữa quan hệ ngoại giao song phương,đa phương trên các lĩnh vực kinh tế-chánh trị-an ninh quốc phòng,trên tinh thần hòa bình,hữu nghị cùng hợp tác với các nước trên thế giới.(Nguồn : Mạng)

Mint Nhi
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 10 2018 lúc 23:18

Quá trình phát triển nền kinh tế của Nhật Bản trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có giai đoạn phát triển “thần kì”1951-1973 là quan trọng nhất là vì ở giai đoạn này nền kinh tế Nhật Bản đã phát Triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện…

Thảo Phương
12 tháng 10 2018 lúc 22:57

Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật Bản (1951-1973).

a.) Thành tựu:

Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy từ trong đóng tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ. Từ 1952-1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhậ Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức.

Tốc độ phát triển công nghiệp hằng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Đúng một trăm năm sau cải cách Minh Trị (1868-1968), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…

Một số ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Mặc dù Nhật Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô, riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn; 1973: 117 triệu tấn. Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sáu trong thế giới tư bản, đến năm 1967 vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ. Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được 2 triệu ô tô. Công nghiệp đóng tàu đến những năm 70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản. Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh.

Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Lao động nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu năm 1960 xuống còn 8,9 triệu năm 1969. Tổng giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD.

Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển.

Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến năm 1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần.

b.) Nguyên nhân:

Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

– Thứ nhất, phát huy vai trò nhân tố con người

Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm. Trên cơ sở trình độ văn hóa chung khá cao đó, người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp.

Đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Giới quản lý và kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế.

Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo những luân lý của đạo Khổng. Trong thời kỳ hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao. Những tinh hoa văn hóa của quá khứ được tôn trọng và kế thừa là nền tảng để người Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại. Do đó, giới quản lý đã đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, lợi dụng và khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động. Các công ty của Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí thấm đậm tình “gia tộc”, “gia đình”. Không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”.

– Thứ hai, duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có hiệu quả cao

+Tích lũy vốn:

Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ 1952-1973 vào khoảng từ 30 đến 35% thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao hơn tất cả. Năm 1966, tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD. Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao.

Những giải pháp duy trì mức tích lũy cao của Nhật Bản là:

¯ Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp.

Tiền lương công nhân Nhật Bản những năm 50, 60 rất thấp so với các nước tư bản phát triển. Trong các xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp chế biến ở Nhật Bản, tiền lương công nhân chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ. Tư bản độc quyền Nhật Bản một mặt lợi dụng mức sống thấp của nhân dân và tình trạng thất nghiệp sau chiến tranh, mặt khác tuyên truyền cho “lối sống cổ truyền”. Bằng phương pháp quản lý tinh vi, chế độ thuê mướn suốt đời kết hợp với các hình thức khác, các ông chủ đã buộc công nhân phải tận tâm, trung thành với xí nghiệp, vì quyền lợi của xí nghiệp. Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.

¯ Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%). Năm 1968-1969, tổng số tiền tiết kiệm lên tới 157,5 tỷ USD. Tính trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền tiết kiệm là 1.550 USD.

Ngoài ra, mức tích lũy cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân (ở Mỹ là 9-10%). Do nhu cầu của phát triển kinh tế thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản đã hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế, nhà ở… Bộ máy hành chính cũng được chú ý giảm tới mức tối thiểu, số người phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và quân đội chỉ khoảng 1,3 triệu. Trong khi đó ở Pháp, dân số chỉ bằng một nửa Nhật Bản nhưng con số này là 3 triệu người.

Có thể khẳng định rằng người Nhật Bản đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn nội bộ cho phát triển kinh tế thời kỳ sau chiến tranh.

Tuy vậy, nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế Nhật, nhất là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chủ yếu được dành cho việc cải tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng. Trong thời kỳ từ 1944 đến 1955, số vốn của bên ngoài vào Nhật Bản là 230 triệu USD và đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1956-1973 với 24 tỷ USD, trong đó vay trực tiếp và tiếp nhận đầu tư cổ phiếu nước ngoài chiếm 89%. Trong các nguồn tín dụng của nước ngoài, tín dụng Mỹ giữ vai trò quan trọng thông qua các tổ chức như Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Mỹ, Ngân hàng Phát triển Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…

Có thể nói rằng trong thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Chính phủ giao cho cho Bộ Tài chính quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đầu tư trực tiếp chỉ được khuyến khích cho mục tiêu tìm kiếm công nghệ và bí quyết sản xuất.

+ Sử dụng vốn

Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu quả.

Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng số vốn. Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.

Trong sử dụng vốn, Nhật Bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại và có hiệu quả cao. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế. Năm 1969, ở Nhật Bản có hơn 10 công ty độc quyền với doanh số trên 1 tỷ USD, một số công ty như Mitsubisi, Mitsui… có doanh số khoảng 10 tỷ USD. Do đó, Nhật Bản đã có thêm những điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng khoa học-kỹ thuật hiện đại, hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của tư bản đầu tư.

Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử… Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đổi mới thiết bị sản xuất. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản hầu như đã đổi mới toàn bộ tư bản cố định. Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tàu biển, điện tử… trình độ trang bị kỹ thuật vào loại cao nhất thế giới.

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số công ty của Nhật Bản đã chú ý tới việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong thập kỷ 50 và nửa đầu thập kỷ 60, hoạt động đầu tư nước ngoài còn chậm vì thiếu ngoại tệ và ít có nguồn tư bản dài hạn nước ngoài. Ở giai đoạn đầu này, Nhật Bản chủ yếu đầu tư ở khu vực Đông Nam Á với những kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, thích hợp với trình độ của các nước này. Từ nửa cuối thập kỷ 60, Nhật Bản đã chú ý nhiều hơn vào đầu tư khai thác tài nguyên, đồng thời đa dạng hóa khu vực đầu tư. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Nếu vào thời kỳ 1955-1957, mức bình quân là 50 triệu USD thì đến thời kỳ 1963-1965 lên 130 triệu USD và năm 1970 lên tới 900 triệu USD.

Cho đến năm 1973, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đạt khoảng 19,3 tỷ USD. Mặt khác, cơ cấu đầu tư theo khu vực cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào Mỹ và châu Âu, giảm tỷ trọng đầu tư vào Trung và Nam Mỹ (Mỹ: 26,4%, châu Âu: 26,1%, châu Á: 23%, Trung Nam Mỹ: 13%).

Có thể nói đầu tư nước ngoài là một yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước, tăng vị thế và sức cạnh tranh của các công ty của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới.

Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng nên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại. Tới đầu thập kỷ 70, sức cạnh tranh và vị thế của các công ty của Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng. Nhật Bản đã đuổi kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tư bản phát triển phương Tây.

– Thứ ba, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước lạc hậu so với các nước tư bản khác. Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó khăn đó, Nhật Bản đã giành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển khoa học-kỹ thuật.

Chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật Bản năm 1955 còn ở mức 40,1 tỷ yên (0,84% thu nhập quốc dân) đã tăng lên nhanh chóng đạt gần 1.200 tỷ yên (1,96% thu nhập quốc dân) vào năm 1970. Năm 1955, ở Nhật Bản chỉ có 1.445 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học-kỹ thuật thì năm 1970 đã tăng lên đến 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Ngoái ra, các công ty, các trường đại học cũng tham gia tích cực vào việc nghiên cứu và đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật. Nhật Ba3b đã phát huy được sức mạnh của cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo khoa học-kỹ thuật. Năm 1970, ở Nhật Bản có tới 419.000 các nhà khoa học và các chuyên gia khoa học-kỹ thuật. Song thành công hơn cả của người Nhật Bản vẫn là lĩnh vực khoa học ứng dụng.

Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật mới nhất của Âu-Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỷ thuật, mua các phát minh sáng chế. Từ năm 1950 đến năm 1971, tổng số vụ nhập khẩu kỹ thuật của Nhật là 15.289 vụ, gần 70% là của Mỹ, hơn 10% của Tây Đức. Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hằng năm của Nhật Bản thời kỳ 1955-1965 là 9,4%. Việc mua các phát minh cho phép Nhật Bản tiếp cận với thành tựu mới nhất của khoa học-kỹ thuật. Tính đến năm 1968, tổng giá trị những phát minh mà Nhật Bản mua của nước ngoài vào khoảng 6 tỷ USD. Để có những phát minh đó, các nước khác phải tốn tới khoảng 120-130 tỷ USD, như vậy Nhật Bản đã tiết kiệm được khoảng 100 tỷ USD, bằng 1/3 tổng tài sản cố định tích lũy trong thời gian này.

Bằng cách đi khôn ngoan, chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền khoa học-kỹ thuật của Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt. Đến đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, trình độ sử dụng máy vi tính trong một số ngành sản xuất… Đó là những nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.

– Thứ tư, chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống pháp luật và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.

Từ năm 1955 đến 1973, Nhà nước đã thông qua 7 kế hoạch, đa số là kế hoạch 5 năm, nhưng thời gian thực hiện trung bình là hai năm rưỡi vì các dự kiến kế hoạch đều thấp hơn mức tăng trưởng thực tế. Các kế hoạch kinh tế đều có ba nội dung cơ bản: phương hướng kinh tế-xã hội, phương hướng chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu trên, những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh, các ngành công nghiệp. Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có vị trí quan trọng trong việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế. Thông qua các hệ thống này, các chính sách về tài chính, tiền tệ, đối ngoại… của Nhà nước được thực thi có hiệu quả.

Vai trò nổi bật của Nhà nước thời kỳ này là cải cách hệ thống thuế để thúc đẩy tích lũy vốn, thúc đẩy nhập khẩu kỹ thuật mới và khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích tích lũy cá nhân, Chính phủ đã không đánh thuế thu nhập có tính thuế lũy tiến cao như ở một số nước. Thuế công ty ở mức thấp, các loại thuế trực thu tăng nhưng thuế gián thu lại giảm. Do vậy thuế trong thu nhập quốc dân ở Nhật Bản thời kỳ này nhìn chung thấp hơn các nước tư bản khác.

Nhà nước Nhật Bản còn đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đầu tư cũng như việc hỗ trợ về tài chính cho hoạt động đó. Nhà nước Nhật Bản nắm khoảng 1/3 tổng số đầu tư tư bản cố định trong nước. Đầu tư của Nhà nước thường tập trung vào cơ cấu hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp mới và nghiên cứu khoa học. Những ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chu chuyển chậm, lợi nhuận thấp nhưng hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.

Sự can thiệp và tham gia trực tiếp của Nhà nước vào c1c hoạt động kinh tế đã có tác dụng chống đỡ khủng hoảng, tạo ra những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng cao.

– Thứ năm, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài

+ Mở rộng thị trường trong nước

Nhờ cải cách ruộng đất, hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ đã mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến. Do đó, nông nghiệp nông thôn tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất phát triển.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty luôn cố gắng giữ uy tín bằng việc đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, khoảng 80% sản phẩm quốc dân của Nhật Bản là phục vụ cho thị trường nội địa. Vì vậy, phương châm của các công ty Nhật Bản là hàng hóa dù bán ở thị trường nội địa hay nước ngoài đều phải có chất lượng cao. Mặt khác, để bảo vệ các ngành cọng nghiệp non trẻ và thị trường nội địa, Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu với chiến lược hướng về xuất khẩu. Lộ trình tự do hóa thương mại và hội nhập được thực hiện một cách thận trọng, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Mở rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề cho các công ty Nhật Bản vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài.

Thời kỳ này, thị trường trong nước còn được mở rộng do sự gia tăng dân số, sự tăng nhanh số người làm công ăn lương, tốc độ tăng thu nhập thực tế của người lao động… Do đó đã làm tăng khối lượng tiêu dùng cá nhân ở trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

+ Mở rộng thị trường nước ngoài

Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải phụ thuộc vào thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng và thị trường tiêu thụ hàng hóa, do đó thị trường nước ngoài được coi là điều kiện sống còn của nền kinh tế Nhật Bản.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường thế giới như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nhờ giảm chi phí sản xuất và chú trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực, nhiều kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt…

Đối với các nước đang phát triển, Nhật Bản dùng cách lôi kéo về chính trị kết hợp với thâm nhập kinh tế, viện trợ, tăng cường quan hệ mậu dịch thương mại… được sử dụng một cách rộng rãi. Đối với các nước châu Á, Nhật Bản còn sử dụng các chính sách như bồi thường chiến tranh, xây dựng khu vực thịnh vượng chung… nhằm thâm nhập sâu vào thị trường các nước này. Từ những năm 70, Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về đầu tư và quan hệ mậu dịch với nhiều nước và lãnh thổ Đông và Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kong, Philippines, Đài Loan… Ngoài ra hàng Nhật Bản còn thâm nhập và cạnh tranh gay gắt với các nước tư bản phát triển ngay trên thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác. Từ năm 1965 trở đi, Nhật Bản thường xuyên là nước xuất siêu trong quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Điều đó đã giúp cải thiện căn bản cán cân thanh toán của Nhật Bản. Có thể thấy rằng ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung là một nhân tố quan trọng đem lại sự thành công của người Nhật thời kỳ sau chiến tranh. Vì vậy, có nhà nghiên cứu đã cho rằng ngoại thương chính là “nhịp thở” của nền kinh tế Nhật Bản.

– Thứ sáu, kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng

Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Khu vực kinh tế hiện đại bao gồm các công ty lớn với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt. Khu vực truyền thống chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu, lao động hợp đồng hoặc theo thời vụ, tiền lương và điều kiện làm việc thấp kém. Ở Nhật Bản thời kỳ này số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 99% tổng số xí nghiệp và 76% tổng số công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ thường là các cơ sở gia công phụ tùng máy móc hoặc nhận thầu khoán cho các công ty lớn, đồng thời nhận sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật công nghệ từ các công ty lớn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành vệ tinh của một công ty lớn. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn, khu vực truyền thống sẽ trở thành những “đệm giảm xóc” cho khu vực hiện đại. Với cấu trúc kinh tế hai tầng, nguồn lao động dư thừa và công nghệ lạc hậu thời kỳ sau chiến tranh được sự dụng hợp lý và có hiệu quả.

– Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác

Sau 3 năm chiếm đóng và kiểm soát Nhật Bản, tháng 10/1948 Mỹ chuyển giao quyền quản lý kinh tế-xã hội cho Chính phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mỹ-Nhật đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Việc thực hiện đường lối kinh tế của Joseph Dodge đã giúp Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ. Mức tỷ giá 360 yên/1 USD được duy trì suốt 22 năm đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp xuất khẩu cạnh tranh được trên các thị trường quốc tế. Sau khi hiệp ước hòa bình San Francisco được ký kết vào năm 1951, Nhật Bản và Mỹ trở thành bạn hàng của nhau. Trong các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí, khí tài và các đồ quân dụng khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD do đơn đặt hàng của Mỹ. Trong cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản thời kỳ này có tới 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế Nhật Bản thời kỳ này như xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác và nhất thể hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa, xu thế hòa hoãn và hợp tác của các công ty độc quyền quốc tế… Năm 1955, Nhật Bản xin gia nhập GATT, tháng 4/1964 trở thành thành viên của IMF và OECD. Đó là những cơ hội để các công ty Nhật Bản mở rộng thị trường, tăng cường tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế.

Lương thị lệ hoa
Xem chi tiết
Jackson Roy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Yến
12 tháng 12 2017 lúc 14:57

con người cần có ý chí vươn lên trong lúc gặp khó khăn

Nguyễn Khanh
Xem chi tiết
Vũ Thị Kim Huế
Xem chi tiết
Anh Hoang
Xem chi tiết
O=C=O
26 tháng 12 2017 lúc 13:11

1. em hãy nêu kt của nhật bản và nguyên nhân phát triển.

TL:

Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973:

– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

b) Nguyên nhân phát triển:

– Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
– Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
– Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
– Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975).

2. em hay nêu kt của nước mỹ vad nguyên nhân phát triển.

TL:

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948). Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949). 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949). Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao. Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

3. xu thế chung cung của thế giới ngày nay là gì, theo em trước xu thế đó nước ta cần phải làm gì?

TL: Xu thế chung của của thế giới ngày nay là toàn cầu hóa.

Ở Việt Nam, sự nghiệp đổi mới cũng chịu nhiều tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Một mặt, toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa quốc tế. Mặt khác, toàn cầu hóa cũng đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt thách thức. Điều này, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta cần tận dụng mọi thời cơ, hạn chế các thách thức để Việt Nam tránh được nguy cơ tụt hậu trong “sân chơi chung toàn cầu” và trở thành quốc gia mạnh trên thế giới.

4. xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào sau chiên tranh thế giới thư nhất

TL:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước ta đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc.

Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân. Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu… Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập. Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp. Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn. Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của đất nước.

Lê Phạm Thư Kỳ
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 12 2017 lúc 12:06

Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề.

Nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; ở Italia, khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất.

Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế của nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt được mức trước chiến tranh.

Về chính trị, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị-xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1947, khi ảnh hưởng của các đảng cộng sản lên cao, giai cấp tư sản Pháp, Anh, Italia v.v. đã tìm mọi cách loại những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan v.v. đã gia nhập Tổ chức Liên hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Pháp tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Inđônêxia v.v.. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức than lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.

Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.


Ngu Mặt
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 1 2018 lúc 14:14

Quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam
* Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
* Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về chính trị

Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02.) Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về mậu dịch

Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Đầu tư trực tiếp

Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Về hợp tác lao động

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
Về văn hóa giáo dục

Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
Về du lịch

Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.