Tại sao V=A/q vậy
Tại sao V=A/q vậy
Một điện tích q=4(C)chạy từ điểm M co điện thế VM = 20 (V) đến điểm N có điện thế VN=4(V) .N cách M một khoảng 2cm .Tính công của lực điện?
Ta có: \(U_{MN}=V_M-V_N=20-4=16V\)
Công của lực điện: \(A_{MN}=q.U_{MN}=4.16=64(J)\)
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là UMN=80V.
a. Tính công của lực điện làm di chuyển một êlectron từ M đến N.
b. Tính công cần thiết để di chuyển êlectron từ M đến N.
a) Công của lực điện:
A = qEd = qU = \(\left(-1,6.10^{-19}\right).80=-1,28.10^{-17}\left(J\right)\)
b) Công để di chuyển electron từ M đến N phải thắng công của lực điện nên \(A'=1,28.10^{-17}\left(J\right)\)
Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hydro, biết khoảng cách giữa chúng là 5*10^-9m, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron?
Ta có hằng số e = 1,6.10-19C và me = 9,1.10-31kg
+Lực tương tác điện giữa electron và hạt nhân là:
\(F_{\text{đ}}=k.\dfrac{\left(+e\right).\left|-e\right|}{r^2}=k.\dfrac{e^2}{r^2}=9.10^9.\dfrac{\left(1,6.10^{-19}\right)^2}{\left(5.10^{-9}\right)^2}=9,216.10^{-12}N\)
+Lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân là:
\(F_{\text{hấp dẫn}}=\dfrac{G.m_e.\left(1836m_e\right)}{r^2}=\dfrac{6,67.10^{-11}.1836.\left(9,1.10^{-31}\right)^2}{\left(5.10^{-9}\right)^2}=4,056.10^{-51}N\)
Nhận xét: Giữa electron và hạt nhân thì:
\(F_{\text{hấp dẫn}}< < F_{\text{điện}}\) nên trong quá trình tính lực tương tác giữa electron và hạt nhân thì ta có thể bỏ qua lực hấp dẫn giữa chúng.
Công của lực điện có giá trị âm được không? Tại sao?
Từ định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có kết luận như thế nào về mối liên hệ giữa công và thế năng trong điện trường?
* Công của lực điện trong điện trường đều được tính: $A = qEd$
Nếu là điện tích âm chuyển động theo chiều điện trường thì từ biểu thức trên ta suy ra $A < 0$
* Mối liên hệ (giống như thế năng trọng trường): Độ giảm thế năng tĩnh điện bằng công của lực điện trường.
Chứng minh công thức công của lực điện tích AMN= WM - WN = q( VM - VN )
giúp mình với ạ ^_^
một bể nước chiết suất 4/3, đáy bể là gương phẳng nằm ngang. Độ sâu của nước là h. Một con cá nhỏ(coi như 1 điểm) ở độ sâu 60cm. Mắt người ở trên không khí cao 45cm quan sát cá theo phương thẳng đứng. Cá nhìn xuống gương thấy mắt người cách cá một khoảng 2m. Hỏi mắt người thấy cá ở khoảng cách nào ?
số phân tử trong 1cm3 thể tích của 1 chất khí ở áp suất 200 KPa và ở nhiệt độ 62 dộ C
áp dụng phương trình : \(Cla-pê-rôn-men-đê-lê-ép\)
\(PV=nRT\) \(\Leftrightarrow n=\dfrac{PV}{RT}\) vì thể tích tính bằng \(m^3\) và áp suất tính bằng \(Pa\) nên \(R=8,31\) .
\(\Leftrightarrow n=\dfrac{\dfrac{1}{10^6}.2.10^5}{8,31.335}\)
\(\Rightarrow\) số phân tử bằng\(n.1,6605.10^{23}=\dfrac{\dfrac{1}{10^6}.2.10^5}{8,31.335}.1,6605.10^{23}\approx1,2.10^{19}\) (phân tử)
có 1g khí hidro được đựng trong bình kín có dung tích 2l. Đốt nóng khối khí đến 120 độ, áp suất khi đó là
áp dụng phương trình : \(Cla-Pê-rôn-men-đê-lê-ép\)
ta có : \(PV=\dfrac{m}{\mu}RT\) vì ở đây thể tích được tính bằng lít nên \(R=0,082\)
\(\Leftrightarrow2P=\dfrac{1}{2}.\left(0,082\right).\left(120+273\right)\) \(\Leftrightarrow2P=16,113\) \(\Leftrightarrow P=8,0565\)
đơn vị của P lúc này là atm nha bạn . :D
Mọt electron bay vào trong từ trường đều E = 2.10^2 V/m với vận tốc ban đầu Vo = 5,10^6 m/s theo hướng của các đường sức điện . Tính quãng đường và thời gian electron chuyển động được cho đến khi dừng lại