Bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ginô Nhi Lê
Xem chi tiết
Carolina Trương
16 tháng 1 2017 lúc 17:13

Một số con sông lớn ở Châu Mĩ là :

Sông Niagar; Sông Colorado; Sông Columbia; Sông Mississippi ;Sông Hudson ;Sông Amazôn...v..v

Chúc cậu học tốt !!!!!!!vui

Lưu Hạ Vy
16 tháng 1 2017 lúc 17:23

Một số sông lớn ở châu Mĩ : sông A - ma - dôn , sông Mi - xi - pi , sông Pa - ra - na , ..............................

Bình Trần Thị
16 tháng 1 2017 lúc 19:11

Sông lớn nhất tại Bắc Mỹ là Mississippi, đây cũng là lưu vực sông lớn thứ hai thế giới. Hệ thống sông Mississippi-Missouri chảy trên địa phận 31 tiểu bang của nước Mỹ, hầu hết thuộc Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, nằm giữa dãy núi Rocky và Appalachian. Đây là sông dài thứ 4 trên thế giới.
Tại Bắc Mỹ, phía đông của dãy Appalachian không có các con sông lớn song có nhiều dòng chảy theo hướng đông ra Đại Tây Dương. Các con sông chảy từ vùng trung tâm của Canada ra vịnh Hudson. Ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ, các dòng sông chính bao gồm sông Colorado, sông Columbia, sông Yukon, và sông Sacramento.
Lưu vực sông lớn nhất tại Nam Mỹ là Amazon, đây cũng là hệ thống sông có dung tích dòng chảy lớn nhất thế giới. Hệ thống sông lớn thứ hai của Nam Mỹ là sông Paraná, bao phủ một diện tích 2,5 triệu km².

Phung Lu
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
16 tháng 1 2017 lúc 20:34
Dân tộc

Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.

Người bản địa châu Mỹ: Người da đỏ, Inuit, và Aleut. Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia. Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi. Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Những người có nguồn gốc từ Trung Đông Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ. Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen. Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Hoàng Nhật Linh
Xem chi tiết
lê thị hương giang
17 tháng 1 2017 lúc 19:48

1 : Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu ?

- Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
2:Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

Hoàng Nhật Linh
Xem chi tiết
nguyễn lê yến linh
17 tháng 1 2017 lúc 21:44

câu 1:Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

nguyễn lê yến linh
17 tháng 1 2017 lúc 21:45

36.2:Hệ thống Coóc-đi-e cao trung bình 3.000 - 4.000m. - Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Bắc

nguyễn lê yến linh
17 tháng 1 2017 lúc 21:45

câu 3:Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất

Cathy Trang
Xem chi tiết
Phạm Đức Minh
20 tháng 2 2017 lúc 21:01

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa đa dạng:

a. Theo chiều từ Bắc xuống Nam lần lượt là khí hậu:

- khí hậu cực

-khí hậu cận cực- khí hậu ôn đới

-khí hậu cận nhiệt đới

-khí hậu nhiệt đới

b. Theo chiều từ Tây sang Đông ( ở khoảng vĩ độ 40 độ Bắc ) lần lượt là khí hậu: -phía tây mưa ít hơn

-phía đong mưa nhiều hơn

Nguyên nhân của sự phân hóa Đông-Tây là do :

- phía tây có dòng biển lạnh Ca-ni-phoóc-ni-avà dãy an-đét cao cản hơi ẩm từ biển.

-phía đông có các dòng biển nóng.

Hoàng Nhật Linh
Xem chi tiết
nguyễn lê yến linh
19 tháng 1 2017 lúc 23:21

a, bạn vô câu hỏi của Huyền Anh Kute mình giải ý rùi

Edogawa Conan
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
21 tháng 1 2017 lúc 11:10

Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

Trả lời: Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dãy núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 2. Quan sát các hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thông Coóc-đi-e. Trả lời :

- Hệ thông Coóc-đi-e cao trung bình 3.000 - 4.000m.

- Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.

Câu 3. Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?

Trả lời: Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Câu 4. Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Trả lời: Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thống Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.

- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 115 SGK địa lý 7: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời: Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dãy núi Coóc-đi-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc — tây nam.

Giải bài tập 2 trang 115 SGK địa lý 7: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.

Trả lời: Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

- Theo chiều bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Sự phân hóa này là theo quy luật địa đới.

- Khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục địa, tùy theo vị trí gần hay xa đại dương. Sự phân hóa này là theo quy luật phi địa đới - chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao.

chúc bạn học tốt

Huyền Anh Kute
19 tháng 1 2017 lúc 20:21

mk cx đang cần nè!

Nguyễn Đinh Huyền Mai
19 tháng 1 2017 lúc 20:58

giải tất cả à Edogawa Conan

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
19 tháng 1 2017 lúc 21:05

- Vùng phía Tây (vùng Coóc-đi-e)

+ Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc - nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Tập trung nhiều kim loại màu (vàng, đồng, bôxit, chì), tài nguyên nàng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn.

+ Ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

- Vùng phía Đông

+ Dãy A-pa-lat cao trung bình 1000m - 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu: than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, lộ thiên. Nguồn thuỷ năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

+ Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương: diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu mang tính chát ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.

- Vùng Trung tâm

+ Gồm các bang nằm giữa dãy núi A-pa-lat và Rốc-ki.

+ Phần phía tây và phía bắc có địa hình đồi gò thấp, bao phủ bởi các đồng cỏ rộng mênh mông, thuận lợi phát triển chăn nuôi. Phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn, thuận lợi cho trồng trọt.

+ Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Khí hậu: phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

Vu Kim Ngan
18 tháng 1 2018 lúc 20:11

1. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây:

- Đặc điểm:

+ Chạy dọc bờ tây lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m – 4000m.

+ Có địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở.

+ Gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Giá trị kinh tế chính: Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quạng đa kim, uranium...

2. Miền đồng bằng ở giữa:

- Đặc điểm:

+ Rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ

+ Địa hình cao ở bắc và tây bắc, thấp dần xuống nam và đông nam.

- Giá trị kinh tế chính: có nhiều hệ thống sông, hồ phát triển thủy điện, giao thông vận tải đường sông,...

3. Miền núi và sơn nguyên ở phía đông

- Đặc điểm: gồm các khối núi cổ, tương đối thấp.

- Giá trị kinh tế chính: nhiều than, sắt, ...

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Phan Văn Trung
3 tháng 2 2017 lúc 22:22

** Hệ thống cooc-đi-e với khí hậu núi cao.

Giáp Vịnh Mê-hi-cô với khí hậu cận nhiệt đới.

Sơn nguyên Mê-hi-cô với khí hậu hoang mạc.

Đảo Grơn-len với khí hậu hàn đới.

Dồng bằng Trung Tâm và dãy A-pa-lat với khí hậu nhiệt đới.

Eo đất giáp với Trung Mĩ với khí hậu ôn đới.

** Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất là ôn đới. Vì Bắc Mĩ bốn hướng đều giáp với đại dương.

** Vì do ảnh hưởng của cực nên theo chiều B-N. Còn T-Đlaf do phía Tây Đông đếu ảnh hưởng của dòng biển nóng mà khi đó phía Tây lại có hệ thống cooc-di-e nên chắn sự ảnh hưởng của dòng biển

Huyền Anh Kute
19 tháng 1 2017 lúc 20:19

Ngắn gọn thôi, k cần dài dòng đâu!!!

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
nguyễn lê yến linh
19 tháng 1 2017 lúc 23:11

-theo chiều Nam- BẮC : có 3 kiểu khí hậu khác nhau:hàn đới , ôn đới và nhiệt đới

-theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100 độT làm ranh giới, thấy rõ sự phân hóa của khí hậu. phía tây kinh tuyến này , ngoài các loại khí hậu kể trên còn có thêm khí hậu núi cao, KH hoang mạc,nửa hoang mạc. phía đông của kinh tuyến hình thành 1 dải khí hậu cận nhiệt đới gần vịnh mê hi cô.

- là do :

+BẮC MỸ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc -> 15 độB=> tạo nên sự phân hóa B-N

+do vị trí địa hình hay vị trí gần hay xa biển theo huwowsnh B-N=> ngăn cản khối khí từ biển vào đất liền làm cho các sơn ngyên , bồn địa và sườn đông Cooc đi e có lượng mưa ít. từ đó hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. đồng thời có những dãy núi cao làm thay đổi nhiệt dộ và lượng mưa khi lên cao .

Quốc Huy
11 tháng 3 2019 lúc 19:30

Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm S lớn nhất vì đại bộ phận lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính chất nhiệt đới, tính chất gió mùa, tính chất ẩm

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông -Tây do ảnh hưởng của địa hình