Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiên Thảo
Xem chi tiết
Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 19:44

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Hợp Trần
6 tháng 5 2017 lúc 9:21

P/s : Bn tham khảo nha!

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào chống Pháp ở Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại

Lí do:
- Chưa có đường lối đúng đắn, có thể nói phong trào cách mạng Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm 1 con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
- Người ko tán thành với quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đó là dựa vào Nhật và Pháp để giải phóng dân tộc. ( Vì PBC thì muốn dựa vào quân sự của Nhật, nhưng cuối cùng lại ko đc sự giúp đỡ của Nhật, còn Phan Châu Trinh thì muốn dựa vào Pháp để "Khai dân trí, chấn chân khí, hậu dân sinh" làm cho nước nhà ta phát triển sau đó rồi hất cẳng Pháp)
- Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin
- Bác muốn sang nước ngoài để học hỏi và để tìm hiểu thật rõ kẻ thù của mình để về nước giúp dân tộc. Bởi Bác quan niệm muốn chiến thắng được kẻ thù thì phải hiểu thật rõ về kẻ thù của mình.
- Bác có 1 tấm lòng nồng nàn yêu nước, yêu nước, thương dân.

Trần Thị Thùy Linh
6 tháng 5 2017 lúc 9:28

1. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước.

2. Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.

3. Người có 1 tấm lòng nồng nàn yêu nước, thương dân

mk chỉ bt thế thui chúc bạn tìm được câu trả lời tốt hihi

Lê Phạm Thư Kỳ
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
6 tháng 5 2017 lúc 15:09
Sau chiến tranh, dưới tác động của chính sách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc: - Giai cấp địa chủ phong kiến, phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ và trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân. - Giai cấp tư sản, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp, họ phần đông là những thầu khoán hoặc chủ các đại lý, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản. Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. - Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, rễ bị phá sản, thất nghiệp. - Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn. - Giai cấp công nhân ra đời trong thời kỳ khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kỳ khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp. Họ bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc. Nhìn chung dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, các giai cấp trong xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn. Cùng với sự phân hóa của các lực lượng xã hội cũ,một số giai cấp mới ra đời và ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp có địa vị và quyền lợi khác nhau nên cũng có thái độ chính trị và khả năng khác nhau trước sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thu Ngân
Xem chi tiết
Thanh Nga
6 tháng 5 2017 lúc 21:04

1.đúng

2.đúng

3.sai-DÂN CHỦ TƯ SẢN chứ bạn

Quoc Phan
9 tháng 5 2017 lúc 18:22

sáng ngày 7/5/1858, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang Cá va Tòa Khâm Sứ

ngày 13/5/1858,Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

hai ngay7/5/1858 va ngày 13/5/1858 nằm trong phong trào Cần Vương

Huy Giang Pham Huy
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
8 tháng 5 2017 lúc 21:22

làm hộ mik đg chép mạng dài lắm

Đào Nguyên Nhật Hạ
11 tháng 5 2017 lúc 20:13

Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Tam Kỳ, Quảng Nam. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, cụ Phan Chu Trinh nổi tiếng là người hay chữ, đậu cử nhân năm 28 tuổi và năm sau đậu Phó bảng, đồng khóa với chí sĩ yêu nước nổi tiếng: Tiến sĩ Ngô Đức Kế và Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc-thân phụ Bác Hồ. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước trung kiên, gắn liền với cuộc đấu tranh kiên cường của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

P/s: Cái này e chép trong sổ tay truyền thống ra đấy ạ, a có thì lật ra xem nha...hihi

Nguyễn Xuân Dương
Xem chi tiết
Trí Võ Minh
10 tháng 5 2017 lúc 20:09

Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn

đinh thị diệu linh
Xem chi tiết
Đặng Trần Anh Kha
Xem chi tiết
_silverlining
11 tháng 5 2017 lúc 23:19

Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.