Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
diỄm_triNh_2k3
Xem chi tiết
Phuong Huong
4 tháng 10 2017 lúc 15:47
giai đoạn 1(1945-giua những năm 60 của tk 20 giai đoạn 2(giữa những năm 60 - giữa những năm 70 của tk 20) giai đoạn 3(giữa những năm70-giữa những năm 90 của tk 20)
+các nc châu á: *ĐNÁ:inđonexia,việt nam,laò tuyên bố độc lập *NÁ:ấn độ (1950) +các ns châu phi :ai cập (1952),angieri(1954-1962).năm 1960 có 17 nc giành độc lap +các nc mĩ la tinh : CM Cu Ba giành thắng lợi (1/1/1959) -> hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ +Ghinebitxao(9-1974) +Modambich(6-1975) +Anggola(11-1975) +Rôdedia,sau đó đổi tên là CH DimBaBuê (1980) +Tây nam phinay là CH Namibia(1990) +Cộng hòa Nam Phi (1993) -> hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ

hihichúc bn hc tốt nha!!! có j k rõ cứ hỏi mk nha đừng ngại bn

Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
21 tháng 9 2017 lúc 21:34

cậu xem qua bảng niên biểu mk lập ở phần thông tin trang mk nhé, trả lời câu hỏi của bạn diễm_trinh_2k3 í

Nguyễn Minh Ngọc
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
3 tháng 10 2017 lúc 21:38

- Phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa các quốc gia độc lập Châu Á, Phi, Mĩ la tinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những việc trọng đại của cục diện thế giới.

- Sau thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ la tinh, đã có hơn 100 quốc gia dành độc lập, bản đồ chính trị được chia lại. Đây là thắng lợi to lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc.

- Góp phần làm phá sản chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

- Dẫn đến sự ra đời của 1 loạt nước Xã hội chủ nghĩa, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trong trật tự thế giới hai cực I-an-ta sau thế chiến 2.

- Sau khi dành được độc lập, các nước Á, Phi, Mĩ la thinh ra sức phát triển jinh tê, xã hội, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như: Bra din, Me hi cô, Xin ga po...

Mina Trần
Xem chi tiết
Võ Diệu Trinh
10 tháng 10 2017 lúc 9:05


Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng và quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.

Sự ra đời của Hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.

Chúc bạn học tốt!

Mina Trần
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
10 tháng 10 2017 lúc 16:27

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

2/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3/ Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

+/ Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

+/ Điển hình là:

- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.



Uyên Dii
Xem chi tiết
Uyên Dii
Xem chi tiết
Uyên Dii
Xem chi tiết
Xuân Phùng
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
29 tháng 10 2017 lúc 21:23

Vì đây là 1 cuộcj đấu tranh chonngs chế độ phân biệt phản động , tàn bạo để đòi quyền tự do dân chủ cho những ng da đen và da màu .Cuộc đấu tranh mang tính chất chính nghĩa vì vậy đc sự ủng hộ của dư luận thế giới

Trần Thu Hà
Xem chi tiết
Bé CụcBông
19 tháng 9 2019 lúc 20:06

*Đặc điểm
- Sự thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
- Tính chất quần chúng ngày càng sâu rộng.
- Các hình thức đấu tranh đòi độc lập phong phú, quyết liệt.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân và các lực lượng tiến bộ.
- Cuộc đấu tranh đòi độc lập về kinh tế phát triển mạnh mẽ.