vì sao phải thành lập mặt trận Việt Minh?Vai trò của mặt trận Việt Minh?
vì sao phải thành lập mặt trận Việt Minh?Vai trò của mặt trận Việt Minh?
Tại sao Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường Miền Nam 1945-1954
tại vì : nhân dân ta có tinh thần đoàn kết
Có các tướng sĩ giỏi
Có kế hoạch khôn khéo và chu đáo
Nhân dân ta hiểu địa hình nước mình hơn chúng
Hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nhất ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng.
Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Lực lượng địch ở đây lúc cao nhất là 16200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu : phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, phân khu Bắc, phân khu Nam.
Na-va và nhiều nhà quân sự Pháp - Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả xâm phạm”, và từ ngày 3 -12 -1953, chúng quyết định giao chiến với quân ta tại Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến hết ngày 7 - 5 - 1954 và được chia làm 3 đợt :
Đợi I, quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các cán cứ phía đông phân khu Trung tâm.
Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7 - 5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng.
Trong cùng thời gian, trên các chiến trường toàn quốc, quân ta đẩy mạnh chiến đấu tiêu diệt, giam chân, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành toàn thắng.
Trong toàn bộ cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã giải phóng nhiều vùng đông dân ở các đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, trong gần hai tháng chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch (có 1 thiếu tướng), phá hủy và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại.
Chiến dịch điện biên phủ thắng lợi có ý nghĩa gì ?
Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ, như một Bạch Đằng, Chi Lăng ... của thế kỷ XX. Thể hiện cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta.
+ Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
+ Bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám giải phóng được miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ.
+ Giáng một đòn nặng nề vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
- Tại sao Điện Biên Phủ là nơi diễn ra cuộc kháng chiến cuối cùng của nhân dân ta ?
xin chào bạ, mình xin giải đáp như sau :
* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.
+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.
- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc
- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...
Đế quốc Pháp
- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.
Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.
- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.
Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Đánh giá vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dic̣h Điện Biên Phủ ?
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có đóng góp quan trọng trong việc tham gia chỉ đạo, tổ chức tiến hành CTND bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước: chiến tranh toàn dân, toàn diện. Bước vào mùa khô năm 1953-1954, so sánh về số lượng quân chủ lực của địch vượt khá xa lực lượng của ta. Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng 02 triệu dân quân, du kích để tiến hành CTND. Lực lượng này đã làm cho địch phải phân tán đối phó trên khắp các chiến trường. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với bộ đội chủ lực, chúng ta còn huy động khoảng 20 vạn dân công tham gia Chiến dịch bằng gánh gồng, xe đạp thồ, kết hợp với cơ giới để đảm bảo hậu cần cho Chiến dịch. Các nhà quân sự Pháp không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên chở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết, đáp ứng nhu cầu của Chiến dịch. Để có được chiến thắng ở Điện Biên Phủ, không ai có thể quên được “một quyết định có tính lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với tư duy của một nhà cầm quân lớn, mặc dù các đơn vị đều sẵn sàng tiến công, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định hoãn trận đánh để thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” bằng sức mạnh tổng hợp và cách đánh của CTND Việt Nam. Sau này, khi tổng kết về chiến thắng của “Việt Minh” tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu nước ngoài đều thống nhất nhận định: nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của “Việt Minh” là đã tiến hành cuộc CTND toàn dân, toàn diện. Năm 1954, sau khi thất bại trở về Pháp, tướng Đờ Cát-tơ-ri (De Castries) đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng rằng: người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc.
chứng minh rằng chiến tranh lịch sử điện biên phủ là chiến tranh quyết định nhất đập tan hòan tòan cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở đông dương
Tại sao nói cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 1954 làm phá sản Bước 1 của kế hoạch Nava?
Giúp mình với, mình đang cần gấp!
Thực hiện phương hướng chiến lược đã đưa ra, tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
- Tháng 1-1954. liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
- Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum. uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông — Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi ở các chiến trường rừng núi. Trong đó, bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.
Vì sao nói kế hoạch Na va bước đầu bị phá sản ?
-Vì bước đầu của kế hoạch Na-va là''Trong thu-đông 1953 và xuân 1954,giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để ''bình định'' miền Trung và miền Nam Đông Dương
-Tuy nhiên đảng ta đã đưa ra chủ trương :''chủ động tấn công địch ở 4 hướng(Tây Bắc, Trung Lào, Thương Lào và Tây Nguyên)'' buộc quân Pháp phải chia nhỏ số quân tập trung ở Đông Nam Bộ ra 4 nơi khác
-kế hoạch giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để ''bình định'' miền Trung và miền Nam Đông Dương của Pháp thất bại coi như bước đàu của kế hoạch Na-va bị phá sản
em nghĩ ntn về lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của bác? Em có nhận xét gì?
Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, không còn con đường nào khác ngoài việc dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng Khi đã buộc phải kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết động viên toàn dân đứng lên chiến đấu:
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của nhân dân ta: “Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng:
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Có thể nói, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ.