Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 5 2016 lúc 13:58

nguyên nhân: +đời sống của tầng lớp nhân dân ngày càng cơ cực  vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất; quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

                        +nạn dịch bệnh , nạn đói hoành hành khắp nơi

kết quả: đều thất bại.

ý nghĩa: +góp phần vào sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà nguyễn

               +thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta

phamna
3 tháng 5 2016 lúc 10:36

doi song cuA CAC TANG LOP NHAN DAN NGAY CANG KHO CUC ,DIA CHU CUONG HAO CUOP BOC HET RUONG DAT CUA NHAN DAN KHIEN NHAN DAN KHO CUC TRAM BE.

NAN DICH BENH ,NAN DOI HOANH HANH KHAP NOI 

KET QUA CAC CUOC KHOI NGHIA NO RA NHUNG CHUA CO SU LIEN KET DAN DEN THAT BAI

Y NGHIA GOP PHAN VAO SU SUY YEU CUA CHE DO PHONG KIEN NHA NGUYEN

THE HIEN TINH THAN DAU TRANH ANH DUNG VA CAO CA CUA NHAN DAN 

Nguyễn Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
3 tháng 5 2016 lúc 14:53

giúp mình câu này khó quá

Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 15:35

- Nhà Nguyễn đã xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất, xây dựng thành trì ở kinh đô Phú Xuân. 
- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương. 
- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( luật Gia Long ). 
- Chia nước làm 30 tỉnh & một phủ trực thuộc ( Thừa Thiên ). 
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì, hệ thống trạm ngựa. 
- Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh & khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.

Nguyễn Dương
3 tháng 5 2016 lúc 17:13

dúng ko bạn

nguyễn như
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 15:45

Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái...
 

Trần Thị Thanh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
5 tháng 5 2016 lúc 11:10

theo mình biết thì đây ko phải lịch sử 7

p/s: mình học lớp 7

Cao Hoàng Minh Nguyệt
5 tháng 5 2016 lúc 13:51

Đây là lịch sử 7 mà Nguyễn Thắng Thịnh!

Lê Bá Vương
8 tháng 5 2016 lúc 15:47

 Nhận  xét trên đả chứng tỏ người thợ thủ công của nước ta đầu thế kỉ XIX có tay nghề rất giỏi , họ biết ứng dụng kĩ thuật tiên tiến của châu Âu vào việc đóng tàu ở Việt Nam

Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Ánh Sao
10 tháng 5 2016 lúc 14:45

Sau khi lập đổ triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lập lại chế độ phong kiển tập quyền :

-Nhà vua đứng đầu nắm mọi quyền hành, chực tiếp điều hành mọi việu tù trung ương tới địa phương.

-Luật pháp: Năm 1815 ban hành bộ Hoàng Triều Luật Lệ ( luật Gia Long).

-Hành chính: Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc Thừa Thiên.

-Quân đội:Gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các trấn, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

-Ngoại dao: Với nhà Thanh thì thuần phục, còn với các nước phương Tây thì từ chối sự tiếp súc .

-Nông nghiệp: Lập nhiều làng ấp mới, tổ chức di dân, lập đồn điền, cho lặp lại chế độ quân điền.

-Công nghiệp: Lập nhiều xưởng đúc súng, tiền, đóng tàu, ngành khai mỏ phát triển nhưng kĩ thuận lạc hậu và hoạt động thất thường, các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề, buôn bán trong nc có nhiều thuận lợi xuất hiện nhiều thị tứ mới.

Những nhân xét, đánh giá của em về những chính sách đó là:

- Một số làng áp mới như Tiền Hải( thái bình), kim Sơn( ninh bình)

-Hiệu quả của các chính sách ko đạt được nhiều do các nạn tha nhũng của quan lại,...

-Địa chủ, cường hào cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.

-Triều đình nhà Nguyễn thì bất lực không làm gì được để ngừng việc chống tham nhũng và việc địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.

» Nhân dân vẫn sống khổ cực đói khổ, nạn đói và dịch bệnh hoành hành, vẫn phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.

 

Nguyễn Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 21:08

 - Về chính trị: 
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm l806, lên ngôi Hoàng đế. 
+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm l8l5. 
- Các năm 183l- l832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. 
- Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài. 
- Về ngoại giao: 
+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. 
+ Đối với phương Tây: nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc 'bế quan, tỏa cảng". Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

Nguyễn Quý Thành
6 tháng 4 2022 lúc 20:39

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.


 

Trần Thị Diễm
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
10 tháng 5 2016 lúc 11:39

undefined

Ánh Sao
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
13 tháng 5 2016 lúc 15:24

Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là: 

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.

-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.

+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.

-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.

+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.

- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.

Câu 2: 

- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.

-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.

-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....

-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

Nguyễn Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Phương Thảo Nguyễn
21 tháng 3 2017 lúc 21:56

Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.

Bình Trần Thị
21 tháng 3 2017 lúc 23:56

Về chính sách khai hoang, theo quan điểm cũ của các tác giả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì:"Chính sách khai hoang của họ Nguyễn trong giai đoạn sau này là nhằm làm giàu cho giai cấp địa chủ và củng cố cơ sở xã hội của chính quyền. Do khẩn hoang và cướp đoạt, tại vùng đất phía Nam đã hình thành một tầng lớp đại địa chủ giàu có, tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất. Tầng lớp đại địa chủ đó là chỗ dựa trung thành của chính quyền họ Nguyễn...".

Về sau, quan điểm của các sử gia Việt Nam có thay đổi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho rằng việc xuất hiện của các đại điền chủ ở phía Nam sản xuất lúa gạo đại trà, bứt phá khỏi cảnh sản xuất manh mún nhỏ lẻ thì đó là mặt đổi mới cực kỳ tích cực và rất đáng ngợi khen.

Nông nghiệp Việt Nam thời Nguyễn khá phong phú, đa dạng, góp phần tạo nên tình trạng ổn định trong đời sống xã hội, tuy nhiên vẫn không vượt khỏi phương thức sản xuất cổ truyền.

Lê Quỳnh Trang
30 tháng 3 2017 lúc 8:55

Công cuộc khai hoang ờ thời Nguyễn có tác dụng như thế nào. Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.

Cô Bé Đanh Đá
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
25 tháng 3 2017 lúc 21:29

*Vì lợi dụng theo hướng gió thổi buồm đưa chiến thuyền ra Bắc để đánh Tây Sơn.