Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Trang
Xem chi tiết
Trương Tú Nhi
14 tháng 12 2017 lúc 19:39

Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Sophia Thanh
10 tháng 12 2017 lúc 16:38

Ý nghĩa: mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính

Hải Yến
20 tháng 12 2017 lúc 12:04

mang ý nghĩa về lịch sử, về kinh tế,chính trị

nguyenthuthao
Xem chi tiết
Trương Tú Nhi
14 tháng 12 2017 lúc 19:37

Việt Nam nằm ở lục địa Á - Âu và nằm ở Châu Á

Trangg Trangg
18 tháng 1 2018 lúc 19:35

LỤC ĐỊA Á - ÂU VÀ CHÂU Á

Huỳnh Nguyễn Ly Na
17 tháng 3 2018 lúc 19:44

Việt Nam nằm ở lục địa Á - Âu và thuộc châu Á

Bùi Mai Phương
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
21 tháng 12 2017 lúc 11:01

Vì sao nói thế giới thật rộng lớn và đa dạng

Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.

Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
23 tháng 12 2017 lúc 19:02

Vì :

+ Về hành chính: trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị - xã hội.

+ Trong từng vùng lãnh thổ, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tiếng nói, văn hóa.

+ Trong các môi trường thiên nhiên, con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau, đi cùng với các hình thức tổ chức sản xuất này là các nền văn hóa khác nhau, các trình độ văn minh khác nhau, các quan niệm sông và mức sống khác nhau.

Sự tồn tại bên nhau, đan xen vào nhau, trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa trong một thời đại thông tin càng làm tăng thêm tính đa dạng của thế giới.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
23 tháng 12 2017 lúc 19:02

Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.

Rộng lớn và đa dạng. Rộng lớn vì chưa một ai có thể dành cả đời để đi đến từng nơi, từng ngóc ngách một cua thế giới được, chưa kể còn trải nghiệm nền văn hóa của từng nơi, khí hậu từng địa điểm, thiên nhiên, không gian, cảnh vật, vẻ đẹp, ...đi như vậy cũng mất hơn cả đời người mới xong. Đa dạng vì có sự phân biệt giữa rất nhiều thứ, ngôn ngữ, màu da, sắc tộc, tôn giáo, trình độ tri thức, kinh tế, văn minh, văn hóa, ...thiên nhiên cũng cực kỳ đa dạng, đa địa hình, đa khí hậu, đa sinh vật, ...Ngoài những cái thực thể thì còn những cái trừu tượng trong triết học cũng rất to lớn và đa dạng, cách nghĩ của mỗi con người lại khác nhau, quá hiếm khi tìm được 2 con người có cùng tính cách và sở thích và thói quen nếu không phải là song sinh. Nhưng sự rộng lớn đa dạng không phải là tuyệt đối, nó chỉ là tương đối, vì trái đất đã không còn có thể to hơn được nữa, còn quá nhiều điều con người chưa lý giải nổi, và các chiều không gian cũng như vũ trụ rộng cỡ nào là cái con người không thể chạm tới

Na
Xem chi tiết
Hoài Nam
Xem chi tiết
Huong San
12 tháng 5 2018 lúc 17:47

Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Nhận định về những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Đáng lo ngại nhất là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp này hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép, hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết được duyệt.

Đơn cử như việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Một trong những loại vật liệu xây dựng được khai thác từ các lòng sông là cát. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn như Đồng Nai - Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu... kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.

Kim Dung Dao
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
17 tháng 12 2020 lúc 11:39

Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân biệt nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển:

+ GDP/người ( thu nhập bình quân đầu người)

+ Chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người)

+ Tỉ lệ tử vong trẻ em

Thy
17 tháng 12 2020 lúc 12:03

Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân biệt nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển:

- Thu nhập bình quân đầu người 

- Tỉ lệ trẻ em tử vong

- Chỉ số HDI

 

Lê Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Miyamizu Mitsuha
18 tháng 12 2020 lúc 22:11

thế giới rộng lớn và đa dạng vì:

+ có 6 châu lục và 4 đại dương

+ hon 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

+luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.  

Giang Vũ
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
Thị Minh Phương Trần
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
23 tháng 12 2020 lúc 9:46

Dân cư trên thế giới thường không tập trung ở các vùng núi cao (Khó khăn về vấn đề giao thông vận tải, đi lại, vẩn chuyển hàng hóa, khí hậu lạnh), các vùng hoang mạc (khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, không có nguồn nước ngọt). Các khu vực thường chịu nhiều thiên tai (động đất, núi lửa, bão,...). Các khu vực nghèo tài nguyên thiên nhiên cũng có mức độ tập trung dân cư thấp hơn các vùng khác.