Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồng Thuận
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
30 tháng 10 2016 lúc 9:35

Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ và thợ lặn hoạt động được trong môi trường thiếu không khí?

Làm :

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu 02.

Bình Trần Thị
30 tháng 10 2016 lúc 9:36

nhờ bình dưỡng khí họ thường đeo phía sau lưng . nó sẽ cung cấp oxi liên tục cho họ trong suốt quá trình lặn hoặc ở ngoài vũ trụ . khi đã cung cấp hết oxi (dưỡng khí) nó sẽ phát tín hiệu để người thợ lặn hay nhà du hành vũ trụ có thể lên bờ hoặc trở về trái đất kịp thời .

Lưu Hạ Vy
30 tháng 10 2016 lúc 9:39

Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ và thợ lặn hoạt động được trong môi trường thiếu không khí?

Trả lời

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu 02.
 

Tô Thanh Thư
Xem chi tiết
Choo Hi
6 tháng 11 2016 lúc 21:36

oxi hóa là gì?

 

Ngu Văn Người
4 tháng 12 2016 lúc 12:32

Định nghĩa trên là dễ áp dụng cho những gì mà phần lớn mọi người hay được đọc về nó. Nó cũng là nghĩa mà phần lớn các nhà hóa học hữu cơ hay sử dụng. Trong cả hai trường hợp, chất ô xi hóa bị khử trong phản ứng hóa học.

Hiểu một cách đơn giản thì:

Chất oxy hóa bị khử.Chất khử bị oxy hóa.Tất cả các nguyên tử trong phân tử đều có thể gán cho một số oxy hóa. Giá trị này bị thay đổi khi có một chất oxy hóa tác dụng lên chất nền.Phản ứng oxy hóa khử diễn ra khi các điện tử được trao đổi.

Để ghi nhớ chỉ cần hiểu rằng: Quá trình oxy hóa là mất điện tử, quá trình khử là thu điện tử

Nguyen Quynh
Xem chi tiết
nguyen thi khanh trang
30 tháng 11 2016 lúc 18:34

batngobucminhgianroioho

Ngô Hoàng Bảo
28 tháng 2 2017 lúc 21:34

vì khi hít thì ta vẫn còn song nhưng hoạt đông cuối cùng lại là thở ra

Dương Ngọc Đăng Dương
23 tháng 12 2018 lúc 17:17

cái này liên quan tới văn học bạn nhé, sang phần ngữ văn mà hỏi nha.

Dragon
Xem chi tiết
chuminhluc1234
17 tháng 1 2017 lúc 21:07

vì bên trong ruột non có các đường gấp khúc còn ở ngoài không có .

Vân Yến
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 11 2016 lúc 19:05
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
  
nguyễn thị hoàng hà
28 tháng 11 2016 lúc 12:26

 

* Giống nhau :

- Vị trí : đều nằm trong khong ngức , ngăn các với khoang bụng bởi cơ hoành .

- Cấu tạo : đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi .

+ Đường dẫn khí đều gồm có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản .

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc .

+ Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.

* Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

  

 

 

Ngu Văn Người
4 tháng 12 2016 lúc 12:29


+ Giống nhau :
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi.
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản.
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng : Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc.

+ Khác nhau :
- Phế nang của thỏ ít hơn phế nang của người.
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.
- Mạng luới mao mạch trong phế nang và trong mũi ở người phân bố nhiều và rộng hơn ở thỏ ( để giúp tăng cường làm ấm không khí ,diệt khuẩn, thu nhận được lượng oxi nhiều hơn so với thỏ. ).
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa hai chi trước nên ko dãn nở về phía hai bên.
- Ở người, sự thông khí ở phổi là do nhiều cơ phối hợp và lồng ngực dãn nở ra hai bên.

 

Huyền
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
4 tháng 12 2016 lúc 12:28

câu này cũng đơn giản mà bạn, thực ra prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở tuyến vị. Các chất nhày này phủ lên bề mặt niêm
mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do đó enzim pepín không tiếp xúc trực tiếp với protein ở niêm mạc dạ dày nên nó khong bị phân hủy.Chúc bạn may mắn!

Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 21:57

Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.

nguyễn thị hương xuân
7 tháng 3 2018 lúc 16:56
thực ra prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở tuyến vị. Các chất nhày này phủ lên bề mặt niêm
mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do đó enzim pepín không tiếp xúc trực tiếp với protein ở niêm mạc dạ dày nên nó khong bị phân hủy.
bình
Xem chi tiết
nguyễn thị hoàng hà
14 tháng 12 2016 lúc 20:21

*Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu : sự thở , trao đổi khí ở phổi , trao đổi khí ở tế bào .

- Sự thở ( thông khí ở phổi ) : Là sự hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên đc đổi mới .

- Trao đổi khí ở phổi :

+ Sự trao đổi khí theo cơ chế khuêchs tán từ nơi có nồng độ cao đén nơi có nồng độ thấp .

+ Không khí ở ngoài phế nang ( động tác hít vào ) giàu khí ôxi , nghèo cacbonic . Máu từ tới phế nang giàu khí cacbonic , nghèo ôxi .Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang .

- Trao đổi khí ở tế bào :

Máu từ phổi về tim giàu ỗi sẽ theo các động mạch đến tế bào . Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , nên nồng độ ôxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic thấp hơn trong máu . Do đó ôxi được khuếch tán vào máu và cacbonic từ tế bào khuếch tán vào máu .

* Mối quan hệ giữa các giai đoạn :

-Ba giai đoạn của quá trình hô hấp có mối quan hệ mật thiết với nhau , hoạt động của quá trình này thúc đẩy quá trình kia diễn ra .

+ Sự thở tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở phổi và tế bào.

+ Sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong cử sự trao đổi khí và sự thở .

- Nếu 1 trong 3 giai đoạn bị ngừng lại thì cơ thể sẽ không tồn tại .

 

Võ Thanh Lam
9 tháng 2 2017 lúc 22:54

Hô hấp bao gồm : sự thở, trao đổi khí ở phổi , trao đổi khí ở tế bào.

Mối quan hệ :

-Sự thở tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở phổi bà tế bào

- chính sự tiêu tốn oxi ở tế bào đã thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi , sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào

Nguyen Kim Ngọc
Xem chi tiết
phạm huy lục
21 tháng 12 2016 lúc 6:36

vì nơi công cộng công viên thì nhiều người già trẻ em , trường học nhiều trẻ em , bệnh viện thì các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị và nghỉ ngơi hoặc trẻ em sơ sinh .nên hút thuốc ở các nơi công cộng như vậy ko chỉ ảnh hưỡng riêng cá nhân nào đó mà còn ảnh hưỡng mọi người xung quanh đặc biệt là trẻ em nếu hít phải khí CO và nicotin sẽ ảnh hưỡng đến hệ hô hấp làm tê liệt lớp lông ,rung phế quản gây ung thư phổi , làm các bệnh hô hấp trầm trọng hơn

ý nghĩ : bảo vệ mọi người thoát khỏi các bệnh về hệ hô hấp .

Lê Thu Phương
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
26 tháng 12 2016 lúc 11:29

Khi uống rượu, hơn 90% rượu được chuyển hóa và thải trừ qua hệ thống enzym ở gan. Lượng enzym này chỉ đủ thải trừ một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. Do vậy nếu uống nhiều rượu bia, gan không sản xuất kịp đủ lượng enzym để giải độc, khiến rượu sẽ tích lũy lại và gây độc cho cơ thể và gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.

Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 23:17

2. Chức năng của phổi

Không tế bào nào trong cơ thể hoạt động mà không cần đến những phân tử ôxy nhỏ bé mà phổi mang đến. Là cơ quan tiếp xúc với khí trời, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường xâm nhập nên phổi có nhiều chức năng nhằm chống lại các nguy cơ làm tổn thương mình.

Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây thần kinh điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co lại. Toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Ở người lớn tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là 1,2 lít/phút, trong vòng 24 tiếng đồng hồ là hơn 1.700 lít. Thể tích máu ở trong các mao mạch phế nang là 250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Còn khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.

Người ta thường nghĩ phổi chỉ có chức năng trao đổi chất ôxy và CO2. Thực ra, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận những chức năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống. Tế bào biểu mô (phủ lên toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (phủ lên nền mạch) như một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào miễn dịch; chúng tăng số lượng khi có bệnh lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Xác bạch cầu cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.

Do phổi được cấu tạo bởi các thùy, phân thùy riêng biệt nên khi một thùy bị viêm nhiễm, các thùy còn lại sẽ tăng công suất, bù cho các tổ chức đã bị tổn thương. Khi cơ thể suy yếu, tác nhân gây bệnh mạnh, tổn thương có thể lan tỏa ra một phổi hay cả hai phổi, gây bệnh lý rất nặng.

Mỗi người nên biết tự bảo vệ phổi của mình cũng như cộng đồng bằng cách hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi có nghi ngờ mắc bệnh hô hấp như sốt, ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực…, phải đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời.

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 23:18

cấu tạo của phổi

Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) – là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về

Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch – những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi – kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.

Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.

Phổi được các xương sườn, xương sống, xương ức và các gân cơ của lồng ngực che chở. Hai lá phổi được bao bọc bởi một màng mỏng. Cơ quan này chiếm gần hết lồng ngực, tuy to nhưng xốp, có trọng lượng trung bình 300-475 g. Phổi phải to hơn phổi trái; ống phế quản phổi bên phải to và dốc nên dị vật hay rơi vào đây.

Phế quản là các ống dẫn không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Nó có hình như cành cây, chia nhánh đến các thùy phổi. Nhánh cuối cùng gọi là tiểu phế quản tận, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của bộ máy hô hấp.

Trọng lượng phổi của trẻ sơ sinh là 50-60 g và tăng 10 lần khi trưởng thành. Tổng số phế nang của trẻ sơ sinh là 30 triệu, tăng lên 10 lần khi 8 tuổi và 20-23 lần khi trưởng thành. Các nhánh phế quản lúc mới sinh còn ít, nhưng sau đó sẽ phân nhánh và tăng lên cho tới 10-17 thế hệ.