Tổ chức hiệp ước phòng thủ Vác sa va mang tính chất :
Tổ chức hiệp ước phòng thủ Vác sa va mang tính chất :
Đáp án là: D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu
Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ?
Cuộc cải tổ của Liên Xô đã mang lại hệ quả gì ?
Trong bối cảnh đó, tháng 3 - 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hỏang và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hỏang. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng...
Trong bối cảnh đó, ngày 19 - 8 - 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Sự tan rã của Liên bang Xô viết chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Trong buổi tối giá lạnh ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
Vậy đáp án đúng là : Đất nước lâm vào khủng hoảng
Nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000
Sau khí Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.
Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)
Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.
Sau khi Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.
Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)
Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á
Lập niên biểu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 - 1991)
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Tháng 3 - 1985 | Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước | Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội |
Tháng 8 - 1991 | Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop | Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt |
21 – 12 - 1991 | Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) | Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã |
25 – 12 - 1991 | Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống | Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại |
Lập niên biểu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 - 1991)
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Tháng 3 - 1985 | Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước | Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội |
Tháng 8 - 1991 | Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop | Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt |
21 – 12 - 1991 | Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) | Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã |
25 – 12 - 1991 | Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống | Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại |
Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức. Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân
Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
Lập niên biểu những sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 tới năm 1991?
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Tháng 3 - 1985 | Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước | Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội |
Tháng 8 - 1991 | Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop | Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt |
21 – 12 - 1991 | Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) | Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã |
25 – 12 - 1991 | Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống | Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại |
Tháng 3 - 1985, M. Goocbachop lên năm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Đường lối cải tổ tập trung vào việc cải cách kinh tế triệt để, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
Về kinh tế, do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của Nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng.
Về chính trị và xã hội, những cải cách về chính trị càng làm cho tình hình đất nước rối ren hơn. Việc thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự bất bình của nhân dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với các khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền. Khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang Xô viết.
Tháng 8 - 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goocbachop nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng. Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt. Ngày 21 - 12 -1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang kí kết hiệp định thành lập Hội đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG). Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25 - 12 - 1991, Goocbachop từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước Đông Âu. Vào những năm cuối của thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. Lòng tin của nhân dân vào Đảng cộng sản và Nhà nước ngày càng giảm sút. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu đã có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế. Những sai lầm của những biện pháp cải cách cộng với sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động đã làm choc cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ Đông Âu ngày càng gay gắt. Ban lãnh đạo ở các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội.
Ở Cộng hòa Dân chủ Đức, cuộc khủng hoảng bùng nổ từ cuối năm 1989, nhiều người từ Đông Đức, chạy sang Tây Đức, "bức tường Beclin" bị phá bỏ. Ngày 3 - 10 - 1990 việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.
3. Nguyên nhân tan ra của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhưng dần dần chính những sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong những năm 1989 - 1991. Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hảng về kinh tế, xã hội. Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
lập bảng thống kê kiến thức , niên biểu các sự kiện chính của lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000
Có ý kiến cho rằng từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy lý giải và chứng minh
Từ những sụp đổ của mô hình liên xô. Theo em việt nam hiện nay cần phải đúc rút đc những bài học kinh nghiệm quy báu nào trong công cuộc CNXH .
GIÚP MÌNH VỚI .. ĐANG CẦN GẤP HELP ME ....