Chỉ giúp Hương với mọi người, Mai nộp rồi :(
Chỉ giúp Hương với mọi người, Mai nộp rồi :(
Xem ở đây:
Thực hành : Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia loigiaihay.com/thuc-hanh-tim-hieu-lao-va-cam-phu-chia-e1376.html1.* Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam; Lào ờ phía đông bắc; Thái Lan ở phía bắc và tây bắc. Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.
2.* Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa (tương tự như miền Nam Việt Nam, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Sông Mê Công, Tông-lê Sáp và Biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 - SGK trang 56).
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công, Tông-lê Sap cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
Trình bày mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam-ASEAN
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực:
Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.
Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.
Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.
Dựa vào hình 15.1 (SGK trang 52) cho biết Lào và Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?
- Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.
*Lào:
-Thuộc khu vực Đông Nam Á (bán đảo trung ấn) -Phía đông giáp Việt Nam -Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma -Phía tây giáp Thái Lan -Phía nam giáp Cam-pu-chia -Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á nên Lào không giáp biển. NX: Liên kết với các nước qua đường bộ đường sông (Ra biển nhờ cảng biển miền Trung Việt Nam) *Cam-pu-chia: * Cam-pu-chia:1.Dựa vào hình 18.1 (SGK trang 62), 18,2 (SGK trang 63) và bài 14, trình bày về Lào. Theo các nội dung sau:
- Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.
- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.
- Sông, hồ lớn.
- Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.
2.Dựa vào bảng 18.1 (SGK trang 64) nhận xét Lào về:
- Số dân, gia tăng, mật độ dân số.
- Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ.
- Bình quân thu nhập đầu người.
- Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư thành thị.
-Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trình độ văn hóa của dân cư).
3.Sử dụng hình 18.1 (SGK trang 62) và 18.2 (SGK trang 63) để: Nêu tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào.
Câu 1:
- Địa hình:
+95% diện tích là núi và cao nguyên.
+Các dãy núi cao tập trung ở phía bắc.
+ Đồng bằng chỉ chiếm 10% diện tích đất nước, tập trung dọc theo sông Mê Công và được phủ đất phù sa. Các cao nguyên được phủ đất íeralit, riêng cao nguyên Bôlôven có đất đỏ badan màu mỡ.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Lào chịu tác động rất lớn của địa hình.
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 do gió mùa tây nam thổi đến gây mưa; sườn đón gió nhận lượng mưa lớn (sang đến Việt Nam gió trở nên khô nóng gây nên hiện tượng gió tây nam khô nóng, thường gọi là gió Lào ở các tỉnh miền Trung).
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc khô lạnh, gây rét buốt. Vùng núi phía bắc chịu ảnh hưởng của sương giá.
- Sông,hồ lớn:
+ Sông Mê Công với nhiều phụ lưu (17 nhánh) thu hút nguồn nước mưa dồi dào, vừa là nguồn cung cấp nước tưới, vừa là nguồn thuỷ năng giàu có của Lào.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu ấm áp quanh năm phát triển đa dạng cây trồng.
+ Sông Mê-Kông là nguồn cung cấp nước,thủy lợi,thủy sản....
+ Đồng bằng màu mỡ thích hợp trồng lúa và chăn nuôi gia súc.Diện tích rừng còn nhiều.
- Khó khăn:
+Diện tích đất nông nghiệp ít.
+ Mùa khô thiếu nước,mùa mưa có lũ lụt.
Câu 2:
- Số dân:5.5 triệu người(năm 2002)
+ Gia tăng dân số:2,3%
+ Mật độ dân số:22 người/km^2
- Thành phần dân tộc:Lào(50%),Thái,Mông,...
+ Ngôn ngữ phổ biến:Lào
+ Tôn giáo:Đạo Phật(60%),v.v...
+Tỉ lệ dân số biết chữ:56% dân số
- Bình quân thu nhập đầu người:317 USD(năm 2002)
- Tên các thành phố lớn:Viêng Chăn(thủ đô),Xa-van-na-khệt...
+ Tỉ lệ dân cư đô thị:22%
- Nhận xét:
+ Thiếu lao động cả về chất lượng và khối lượng.
+ Trình độ văn hóa chuă cao.
* Các ngành sản xuất:
- Nông nghiệp: nguồn kinh tế chính là sản xuất ven sông Mê-công, trồng cà phê, sa nhân trên cao nguyên.
- Công nghiệp: chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất điện (xuất khẩu), khai thác chế biến gỗ, khoáng sản.
* Điều kiện để phát triển ngành:
+ Nguồn nước dồi dào (50% tiềm năng thủy điện của sông Mê-công).
+ Đất rừng nhiều.
+ Tài nguyên thiên nhiên: thủy năng, kim loại màu, kim loại quý, . ..
* Phân bố ở Lào:
- Nông nghiệp: 52,9%, công nghiệp: 22,8%, dịch vụ: 24,3%.
- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
Mọi người ơi, cảnh quan của Campuchia là gì vậy
Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Quốc gia này có 2.572 km đường biên giới, trong đó với Việt Nam là 1.228 km, với Thái Lan là 803 km và với Lào là 541 km, cùng với 443 km đường bờ biển. Campuchia có diện tích 181.040 km². Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm cực nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía bắc giáp Thái Lan và Lào, phía đông và đông nam giáp Việt Nam, còn phía tây nam và tây là vịnh Thái Lan và Thái Lan. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung tâm. Sông Mê Kông, chảy từ bắc đến nam đất nước và là con sông dài thứ 12 trên thế giới.
Campuchia có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh năm. Rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước, song đã bị suy thoái phần nào tại các khu vực dễ tiếp cận do bị đốt để để chuyển đổi thành đất nông nghiệp.
Mn giúp mik câu này nha
Khám phá nét tương đồng và sự khác nhau của các quốc gia khu vực đông nam á
Cảnh quan của Lào và Campuchia (không phải địa hình nhé).
Mình đang gấp á...
Cam-pu-chia:
- Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam lào ở phía đông bắc; Thái Lan ở phía Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
- Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha-nuc-vin), đường sông và đường bộ.
- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa.
Lào
Điều kiện tự nhiên
-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
=> Nhận xét:
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.
Cam-pu-chia
Điều kiện tự nhiên
– Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.
. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.
– Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.
=> Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
. Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.
. Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
lào chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào
Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
Cho hỏi: Bán đảo Trung Ấn và bán đảo Đông Dương là một hay là hai cái khác nhau thế ạ?
Bán đảo Trung Ấn và bán đảo Đông Dương là một.
Bán đảo Trung Ấn và bán đảo Đông Dương là một nhé em!
1) Trình bày những nét tương đồng và khác nhau của các nước đông nam á về
- Vị trí địa lý
-Điều kiện tự nhiên: +) Khí hậu
+) Cảnh quan
+)Tài nguyên khoáng sản
- Đặc điểm kinh tế:+) Tốc độ phát triển kinh tế
+)Cơ cấu kinh tế
-Dân cư xã hội:+) Chủng tộc
+) Tỉ lệ gia tăng dân số, sự phân bố dân cư, phong tục tập quán,lịch sử đấu tranh
Thảo Phương,Công chúa ánh dương,Anh
Hoài Thương Đỗ Lê,Bình Trần Thị,..help me