Bài 17. Tim và mạch máu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hương Pi
Xem chi tiết
_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:53

tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
- hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nĩ)

Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
23 tháng 12 2016 lúc 20:48

- Cấu tạo tim:

+ Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết.

+ Tim gồm 4 ngăn, chia 2 nửa riêng biệt, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

+ Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhĩ - thất, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch có tác dụng chỉ cho máu chảy 1 chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

+ Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn.Thành cơ tâm thất dày hơn tâm nhĩ, trong đó thành tâm thất trái dày nhất tạo lực co bóp lớn để đẩy máu đi khắp cơ thể còn thành tâm nhĩ phải mỏng nhất để giãn rộng tạo sức hút máu từ khắp cơ thể trở về tim.

*) Vệ sinh hệ tim mạch:

 

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping…..

+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ

+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ

* Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch :

- Tránh các tác nhân gây hại .

- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

- Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT ( thể dục thể thao ) thường xuyên đều dặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.

 

 

 

Lô Vỹ Vy Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 12 2016 lúc 20:41

Tim đập nhịp nhàng, đều đặn. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếngtim này đến đầu tiếng tim khác gọi một chu kỳ tim. Giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim có liên quan với nhau.

Trần Huy Hoang
9 tháng 3 2017 lúc 21:35

Tim đập nhịp nhàng đều đặn . Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là chứ kì tim

Dương Phương Trà
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
26 tháng 12 2016 lúc 13:28

Theo SGK:500ml khí lưu thông thì 150ml khí vô ích và 350ml khí hữu ích.

Vậy 400ml khí lưu thông thì có 120ml khí vô ích và 280ml khí hữu ích.

Dương Phương Trà
Xem chi tiết
Taylor Chi
Xem chi tiết
nguyễn thị hoàng hà
25 tháng 12 2016 lúc 19:01

Tâm nhĩ có thành mỏng vì tâm nhĩ là nơi thu nhận máu từ tĩnh mạch về tim, máu từ tĩnh mạch về tim đã có các cơ co bóp xung quanh thành mạch và lực hút của lồng ngực khi thở vì vậy tâm nhĩ làm việc rất nhẹ nhàng, nó chỉ việc nhận máu về và đẩy xuống tâm thất với lực đẩy nhỏ nên mô cơ tim ở tâm nhĩ rất mỏng.

Tâm thất có thành dày vì tâm thất là nơi nhận máu từ tâm nhĩ về tâm thất, từ đó tâm thất sẽ phải co bóp để đẩy máu đi đến các vòng tuần hoàn, tâm thất phải thì đẩy máu đến động mạch phổi đến vòng tuần hoàn phổi và tâm thất trái thì đẩy máu đỏ tươi đến khắp cơ thể, lực đẩy máu đi này do tâm thất tự tạo ra vì không có lực nào hỗ trợ nó cả, chỉ có một vài sợi đàn hồi xung quanh thành động mạch là hỗ trợ nó nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần, tất cả việc thực hiện đẩy máu đi là do tâm thất thực hiện mà vòng tuần hoàn ở người rất lớn, lực đẩy đi phải rất mạnh để máu có thể đến được mao mạch các cơ quan, vì vậy thành tâm thất phải dày để thực hiện chức năng đó.

nguyễn thị hường
5 tháng 2 2017 lúc 22:41

như chúng ta đã biết, tâm thất luôn dày hơn tâm nhĩ mà

- tâm thất trái dày hơn tâm thất phải(1)

- tâm thất phải dày hơn tâm nhĩ phải(2)

- từ (1) và (2) => tâm thất trái dày hơn tâm nhĩ phải

Nguyễn Văn Bình
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Kiệt
27 tháng 12 2016 lúc 20:01

Động mạch:

+ lớp mô liên kết và mô cơ trơn dày hơn tĩnh mạch

+ lòng hẹp hơn tĩnh mạch => thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

+ không có van

Tĩnh mạch:

+ lớp mô liên kết và mô cơ trơn mỏng hơn động mạch

+ lòng rộng hơn động mạch

+ có hơn 1 van

=> thích hợp với chức năng dẫn máu từ tế bào về tim với vận tốc và áp lực kém

- Tĩnh mạch có van vì máu trong tĩnh mạch chạy với vận tốc và áp lực nhỏ nên trong khi lưu thông máu có thể đổ ngược về tế bào, bởi vậy phải có van để đóng lại không cho máu đổ ngược về tế bào

Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 20:49

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2

♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫
12 tháng 1 2017 lúc 14:10

Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về ; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí O2 và khí CO2 .

thu nguyen
17 tháng 1 2017 lúc 20:04

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2

Cải Bắp
Xem chi tiết
Linh Diệu
4 tháng 2 2017 lúc 13:41

a. Trong một phút, TTT đã co và đẩy được lượng máu là:
7560 : (24.60) = 5,25 (lít)
Số lần tâm thất trái co trong một phút là:
(5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần)
Vậy số lần mạch đập trong 1phút là: 75 lần
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim là:
60: 75 = 0,8 (giây)

nguyễn thị hường
5 tháng 2 2017 lúc 22:28

trong 1' thì tim co bóp đẩy đi: 7560/(24*60)=5,25l=5250ml

a, số nhịp mạch đập trong 1': 5250/70=75(lần)

b, thời gian hoạt động của 1 chu kì tim: 60/75=0,8s

Cải Bắp
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
24 tháng 1 2017 lúc 17:46

Do men tiêu hoá thức ăn (enzym) ở tuyến nước bọt đã phân cắt thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ em thường có thói quen ngậm cơm ,cháo lâu trong miệng.

Phan Thùy Linh
24 tháng 1 2017 lúc 18:00

Bé ăn không ngon miệng và ít có cảm giác đói nên cơ thể dần hình thành phản xạ lười nhai, lười nuốt. Một phần ở cơ địa của bé, nhưng một phần cũng do chính cách chế biến thức ăn không hợp lý của mẹ.
Nếu thức ăn được quá cứng, quá dai hay có vị tanh, nhạt nhẽo, bé chống đối lại việc ăn bằng cách ngậm là điều dễ hiểu. Hoặc mẹ cho trẻ ăn đồ mềm quá lâu, có bé 2-3 tuổi mà vẫn cho ăn cháo xay hoặc cháo hạt sẽ làm trẻ trở nên lười nhai, nuốt. Từ đó hình thành thói quen ngậm khi bé gặp thức ăn cứng. Khi không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ càng khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Ngoài ra, trẻ biếng ăn ngậm thức ăn như một thói quen yêu thích. Khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá chuyển hoá thành đường tạo vị ngọt khiến bé thích thú. Chỉ một vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn, bé dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ.

Bình Trần Thị
24 tháng 1 2017 lúc 19:26

do men tiêu hóa thức ăn(enzym) ở tuyến nước bọt đã phân cắt thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ em thường có thói quen ngậm cơm,cháo lâu trong miệng .