Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Nguyễn Trọng Minh Tín
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:59

Tình hình xã hội nước ta cuối thời Trần:

- Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm tới đời sống nhân dân

- Nhân dân nổi dậy đấu tranh, các quan lại trong triều đình cũng bất bình

Các cuộc khởi nghĩa: Cuộc khởi nghĩa của Hồ Quý Ly

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 10:13

Tình hình xã hội nước ta cuối thời Trần 

- Từ giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước ngày càng xấu đi, Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm tới dân.

-Nhân dân nổi dậy đấu tranh ,các quan lại trong triều đình cũng bất bình .

-Chu Văn An (1292-1370) là một đại quan nhà Trần, ông dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước nhưng vua không nghe ,ông xin từ quan.

-Nhà Trần đã suy yếu, không thể gánh vác công việc trì vì đất nước được

Các cuộc khởi nghiã tiêu biểu

 

+Cuộc khởi nghĩa của Hồ Qúy Ly

- Nhà Hồ đã có những cải cách gì trong quản lí đất nước?
Năm 1400,Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ. Đóng đô ở Vĩnh Lộc-Thanh Hóa,đổi tên nước là Đại Ngu.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:59

* Tình hình xã hội nước ta cuối thời Trần là :

- Vua quan ăn chơi sa đọa

- Ở biên giới : Champa cướp phá. Nhà Minh ngang ngược yêu sách

=> Các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì nổ ra

* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :

- Khởi nghĩa của Ngô Bệ : Nổ ra ở Hải Dương kéo dài từ năm 1344-1360 cuối cùng bị đàn áp

- Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ : Nổ ra ở Thanh Hóa năm 1379 nhanh chóng thất bại

- Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn : Nổ ra ở Quốc Oai (Sơn Tây) năm 1430. Thất bại nhanh chóng

- Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái : Nổ ra năm 1399-1400. Thất bại nhanh chóng

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:47

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân nửa cuối thế kỉ XIV là do triều đình ăn chơi sa đọa, trong khi giai cấp nhân dân đặc biệt là nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột nặng nề. Vì thế nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị, họ đã vùng dậy đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:51

* Tầng lớp vua và các vương hầu quý tộc :

- Lao vào con đường ăn chơi sa đọa. Bắt quân dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Bọn nịnh thần trong triều đình nổi loạn. Quan lại hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân

* Nông dân, nô tì :

- Bị bóc lột tàn tệ, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng gay gắt với giai cấp thống trị

- Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì nổ dậy khởi nghĩa nhiều nơi

Bình luận (0)
Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:46

Nhận xét gì về nhà Trần nửa cuối TK XIV: Vua quan ngày càng sa đoạ, thối nát , nhà Trần ngày càng suy yếu

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 9:54

Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV :  không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:45

Vương triều nhà Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV lâm vào tình trạng mất ổn định do sự thối nát của vương triều. Sự suy sụp dần và sụp đổ hoàn toàn vào nửa cuối thế kỉ XIV dẫn đến sự ra đời của nhà Hồ năm 1400.

Bình luận (0)
Thái Mỹ Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:44
                    Niên biểu             Sự kiện
 1344  Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa
1379

Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, tự sưng là Linh Đức Vương, hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)

Nguyễn Bố nổi dậy ở Bắc Giang

1390Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai
1399Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy khởi nghĩa, hoạt động ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang

* Nguyên nhân :

- Do nông dân bị mất ruộng đất

- Do đời sống nông dân vô cùng khốn khổ

- Mâu thuẫn giữa nông dân và triều đình nhà Trần sâu sắc

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:50
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:40

* Chính trị :

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng thân cận với mình.

- Đổi một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

* Kinh tế - tài chính :

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế và tiền thuế

* Xã hội : Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi ở vương hầu, quý tộc, quan lại

* Văn hóa, giáo dục :

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm

- Sửa đổi chế độ thi cử, học hành

* Quân sự :

- Làm lại sổ đinh để tăng quân số 

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến

- Bố trì phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố

Bình luận (0)
cao xuân nguyên
16 tháng 12 2017 lúc 19:23
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp - Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng - Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân. - Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học. - Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
Bình luận (0)
Hoa Thiên Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:50
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 9:51

  Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần  với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….

 

 

 

1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :

Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội  như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu

Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan  người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”

Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và  quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.

Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ

Tăng cường củng cố  sức mạnh quân sự quốc phòng  Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.

Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội

2.1 Tài chính:   

      Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như  làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..

 

2.2 Về kinh tế :

Hồ Quý Ly đặt  ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.

Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận  thì nhà nước sung công.

2.3  Về xã hội:

Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.

Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.

Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân

3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.

Người  có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.

Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt  kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám  tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.

  Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi  Nhà sử học Ngô Thời Sĩ  “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ  Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:35

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân

- Người không có ruộng, trẻ con mồ côi, đàn bà góa không phải nộp thuế đinh

- Những năm có nạn đói, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói

- Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân

Bình luận (0)
Ngô Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:51

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:33

Trước tình trạng suy yếu của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, những cải cách toàn diện của Hồ Quý Ly đã góp phần giải quyết một số khó khăn của đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Nâng cao quyền lực chính quyền trung ương, ổn định tình hình đất nước.

Bình luận (0)
Đỗ Phương Uyên
19 tháng 5 2016 lúc 10:37

Hồ Quý Ly là ai

 

Bình luận (7)
Đinh Hà Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:32

* Mặt tiến bộ :

- Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều đóng góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng cường thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định tình hình đất nước.

* Hạn chế :

- Một số chính sách chưa được thực hiện triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách  cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:52

Tiến bộ: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha. Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

 

Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 9:59

Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.


 

Bình luận (2)
Châu Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:54

- Giỏi về chính trị, tranh giành quyền lực. Ông ta lần lượt triệt hạ các đối thủ (ví dụ như vụ chém tướng Trần Khát Chân cùng 300 nhà quý tộc Trần có âm mưu diệt Hồ Quý Ly). Để rồi cuối cùng lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ. 
- Nôn nóng về cải cách kinh tế nhưng lại không vượt qua được tư duy bè phái cá nhân. Cho nên, cải cách kinh tế của nhà Hồ ảnh hưởng rất nhiều đến nhân dân nhưng quý tộc, phe cánh nhà Hồ lại không bị ảnh hưởng gì cả. Từ đó, dẫn đến mất lòng dân. Khi quân Minh xâm lược nước ta, Hồ Nguyên Trừng (Tả tướng quốc, người đã phát minh ra đại bác thần cơ) đã nói rằng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo". 
- Kém về quân sự. Khi còn là quan nhà Trần, Quý Ly đánh đâu thua đấy, chả bao giờ thắng trận. Khi quân Minh xâm lược, Quý Ly đã không nghe lời Bố Đông (một tướng giỏi gốc Chiêm Thành) nên mới bị thua. 
- Hèn nhát, tham sống sợ chết. Khi thất bại, bị địch bắt, Hồ Quý Ly đã không dám tuẫn tiết bảo toàn danh dự như An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trùng Quang Đế. Chịu để quân Minh giam cầm đầy ải, sống những ngày tàn nơi đất khách quê người. Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly, tả tướng quốc Việt Đại Ngu) lại còn giúp quân minh chế súng thần cơ, là một trong 70 công thần của nhà Minh (Trung Quốc).

Bình luận (3)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 9:59

Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) . Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:27

Hồ Quý Ly là một người thật sự có tài năng. (Một số cải cách của ông được tiến hành khi ông còn là một quan lại chứ chưa lên ngôi lập ra nhà Hồ). Hồ Quý Ly là người yêu nước, tiến bộ, là nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

Bình luận (1)