Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Hoàng Vũ
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
4 tháng 8 2016 lúc 20:32

an nam đô hộ phủ nha bn!

Dương Nguyễn
4 tháng 8 2016 lúc 20:32

năm 679

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 8 2016 lúc 20:36

Mình không nhớ rõ nhưng hình như là năm 679.

NguYễN Mai AnSs
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
16 tháng 11 2016 lúc 12:30

Cảm ơn em, thầy đang xem xét vấn đề này.

Thầy sẽ khoá nick vĩnh viễn những bạn nào có hành vi chửi bậy, gây mất đoàn kết trên diễn đàn.

Bình Trần Thị
15 tháng 11 2016 lúc 21:15

chuẩn lun bn ạ . mk đồng ý vs bn .

Kẹo dẻo
16 tháng 11 2016 lúc 11:27

@phynit lại còn tự hỏi tự trl nữa cơ ạ

Nguyễn Thị Hải Ngọc
Xem chi tiết
bao doan
17 tháng 12 2016 lúc 16:03

2. Kẻ thù nham hiểm

Nội bộ bị chia rẽ

An Dương Vương chủ quan , khinh địch , mất cảnh giác với kẻ thù .

Sory vì ko biết câu 1

Nguyễn Phương Duy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 12 2016 lúc 0:23

1) Theo em, truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ đã cho nhân dân ta 1 bài học kinh nghiệm vô cùng lớn :

- Phải luôn cảnh giác với kẻ thù

- Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc

2) Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :

- Giống nhau :

+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).

- Khác nhau :

+ Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn.

+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

+ Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

Trần Hà Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 12 2016 lúc 16:17

1.An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
Sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.

Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

 

Bình Trần Thị
4 tháng 12 2016 lúc 16:18

5.Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

 

Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
4 tháng 12 2016 lúc 18:14

1.

Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

Nói xong ông già biến mất.

Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

 

 

- Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

 

Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

 

Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:

 

- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.

2.

Bốn câu thơ nói về truyện Mị Châu-Trọng Thủy.Tôi liên tưởng đến việc "dại dột" của Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và còn đánh dấu đường cho giặc đuổi An Dương Vương.

Kiều Diễm
20 tháng 3 2020 lúc 7:27

Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)

Khách vãng lai đã xóa
Trần Vân
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
9 tháng 12 2016 lúc 21:34

Truyện Mị Châu Trọng Thủy là một câu chuyện đặc sắc trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam với chủ đề dựng nước và giữ nước .

Bài học lịch sử rút ra từ truyền thuyết : Phải luôn đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia , không nhẹ dạ, cả tin trước bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào của địch, phải có cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng

Nguyễn Thị Kim Hân
2 tháng 12 2018 lúc 20:02
https://i.imgur.com/SK0VVjw.jpg
Diệu Huyền
12 tháng 10 2019 lúc 0:23

Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tộc.

Long Văn Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
9 tháng 12 2016 lúc 21:26

Dồn quân địch vào thế nguy khốn, lúc đó lực lượng kháng chiến của người Việt mới tổ chức phản công lớn “đại phá quân Tần và giết được tướng giặc Đồ Thư, quân Tần phơi thây, máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Năm 208TCN, nhà Tần phải xuống lệnh thu nốt số bại binh về nước.

Sau khi thống trị toàn Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng mở những cuộc chiến tranh bành trướng quy mô lớn xuống phía nam Trường Giang thôn tính các tộc người Việt (Bách Việt).

50 vạn quân Tần do Đồ Thư chỉ huy đánh xuống phía nam. Khoảng năm 214 trước công nguyên, quân Tần tiến vào vùng cư trú của người Âu Việt và Lạc Việt là tổ tiên của dân tộc Việt Nam hiện nay.

Trước sức mạnh của quân Tần, nhiều tộc người Việt bị khuất phục và bị thôn tính. Tổ tiên ta kiên trì cuộc kháng chiến chống quân Tần với cách đánh theo kiểu “vườn không nhà trống” và chiến tranh du kích, ban ngày thì lẩn tránh vào rừng, ban đêm mới tập kích, phục kích. Quân Tần vừa thiếu thốn lương thực vừa bị tiêu hao lực lượng lâm vào cảnh “tiến không được thoái cũng không xong”.

Dồn quân địch vào thế nguy khốn, lúc đó lực lượng kháng chiến của người Việt mới tổ chức phản công lớn “đại phá quân Tần và giết được tướng giặc Đồ Thư, quân Tần phơi thây, máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Năm 208TCN, nhà Tần phải xuống lệnh thu nốt số bại binh về nước.

Bằng cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, nền độc lập mới sơ khai của nước ta đã được giữ gìn và củng cố. Sự “còn lại hiếm hoi” hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt đã nói lên sức sống quật cường của dân tộc ta. Và khi các tộc người khác bị người Hán sáp nhập và đồng hóa thì Lạc Việt, Âu Việt đương nhiên trở thành người đại diện và kế tục duy nhất lịch sử Bách Việt.

Lưu Hạ Vy
9 tháng 12 2016 lúc 21:30

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
10 tháng 12 2016 lúc 12:39

Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì ?

Trả lời

Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ờ cả nước ngoài đã thể hiện :

Sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước Văn Lang.Sự giao lưu giữa nước Văn Lang với các nước láng giềng gần, xa.
 
Sáng
10 tháng 12 2016 lúc 18:01

Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Quốc Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 18:20

Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Sen Phùng
11 tháng 12 2016 lúc 9:33

từ việc mô tả, nếu các em có thể đánh giá đươc tính chất, đặc điểm của thành thì câu trả lời sẽ hay và có chiều sâu hơn rất nhiều.