Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Diệu Linh
Xem chi tiết
Dương Lê Bích Huyền
20 tháng 12 2016 lúc 18:31

3.Vì nội bộ chia rẻ, mất hết tướng giỏi, lại không đề phòng nên An Dương Vương thất bại nhanh chống

Xịn lỗi mình chỉ trả lời được bấy nhiêu thôingaingung

Nguyễn Quang Ngọc Trác
Xem chi tiết
Yuuki Asuna
14 tháng 12 2016 lúc 18:43

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.

Hiyoko
26 tháng 12 2016 lúc 18:36

Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.

Ngô Thị Kiều Uyên
9 tháng 3 2022 lúc 9:54

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.

Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Quốc Đạt
14 tháng 12 2016 lúc 18:29

- Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành.
- Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thống các thành, thông với sông Hoàng.
- Bố trí các cửa thành, pháo đài... đây còn là một quân thành
- Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.

Yuuki Asuna
14 tháng 12 2016 lúc 18:33

Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III TCN đã thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc. Cách bố trí thành Cổ Loa đã thể hiện trí tài giỏi của con người thời đó. Đây là một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào của dân tộc ta.

Chippy Linh
14 tháng 12 2016 lúc 18:30

Đây là một công trình có qui mô lớn nhất của Âu Lạc

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
phuong phuong
14 tháng 12 2016 lúc 21:32

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam Thời kỳ đồ sắt.

Đông Sơn ở quê mk!

Phương Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 12 2016 lúc 9:34

An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
Sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.

 

Nguyên Anh
18 tháng 12 2016 lúc 20:29

+ Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
+ Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
+ Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
+ Ngoài ra, Cổ Loa còn là một quân thành ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.
+ Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở phía nam thành (Cầu Vực) có một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc.

+ Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Lê Nguyên Khang
7 tháng 1 2018 lúc 16:38

+ Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
+ Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
+ Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
+ Ngoài ra, Cổ Loa còn là một quân thành ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.
+ Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở phía nam thành (Cầu Vực) có một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc.

+ Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Đặng Đình Trường Tam
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
21 tháng 12 2016 lúc 15:09

Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :

Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi. Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước. Hợp nhất hai vùng đất của người Tây ÂuLạc Việt.
FAIRY TAIL
21 tháng 12 2016 lúc 15:22

Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
- Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
- Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước.
- Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt

Sáng
21 tháng 12 2016 lúc 17:47

Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
- Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
- Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng làm vua như trước.
- Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu Lạc Việt.

Đặng Đình Trường Tam
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
21 tháng 12 2016 lúc 15:13

- Chế độ phụ hệ (tiếng Anh: patrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.
- Chế độ mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

 

Lưu Hạ Vy
21 tháng 12 2016 lúc 15:14
Chế độ phụ hệl là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.Chế độ mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.
Hoa Thạch Thảo
21 tháng 12 2016 lúc 15:26

1. Mẫu hệ :

(tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền. 2. Phụ hệ : (tiếng Anh: patrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Phương Nhi
26 tháng 12 2016 lúc 8:52

Vì không cảnh giác đối với kẻ thù.

Làm nội bộ mất đoàn kết.

Chủ quan, không chuẩn bị vũ khí.

Vũ Thị Kim Anh
7 tháng 12 2017 lúc 10:52

Vì An Dương Vương không đề phòng , chủ quan , lại mất hết tướng giỏi nên nước Âu Lạc thất bại .lolang

Dung Thùy Đào
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Châu
17 tháng 1 2017 lúc 11:40

Cổ Loa là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và đô thị cổ cách đây gần hai thiên niên kỉ.

Di tích nằm về phía Đông bắc thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm thủ đô, qua cầu Chương Dương, theo Quốc lộ 1, đến cây số 11, qua Cầu Đuống, rẽ trái đi tiếp đến cây số 18 là đến khu vực di tích thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lịch sử - truyền thuyết

Khu vực Cổ Loa là một khu thành đất rất đồ sộ với ba vòng thành, tổng cộng dài 16km được xây dựng vào khoảng thế kỉ III TCN. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương định đô ở Cổ Loa, cho xây ở đây một thành hình ốc gọi là Loa Thành. Câu chuyện xây dựng Loa Thành đã đi vào truyền thuyết và trở thành huyền thoại. Thành cứ ngày xây, đêm đổ nên chỉ khi vua được thần Kim Quy (Rùa Vàng) mách kế diệt Bạch Kê Tinh thì thành mới xây xong. Lẫy nỏ của chiếc nỏ thần mà vua sử dụng chính là móng rùa vàng. Nỏ thần bắn bách phát bách trúng đã giúp vua diệt giặc, giữ thành. Sau khi dùng kế cho Trọng Thuỷ sang ở rể và đánh tráo nỏ thần, Triệu Đà bèn kéo quân sang xâm lược Âu Lạc vì thế An Dương Vương phải bỏ thành, dẫn con gái là Mị Châu chạy trốn. Thế nhưng, những chiếc lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường đi làm dấu hiệu cho Trọng Thuỷ tìm mình cũng chính là dấu vết dẫn dắt kẻ thù truy đuổi. Khi chạy đến chân đèo Mộ Dạ, An Dương Vương hiểu ra sự thật nên đã rút kiếm chém chết con gái mình. Trọng Thuỷ tìm được đến nơi thì Mị Châu đã chết. Thất vọng vì mất người yêu, Trọng Thuỷ gieo mình xuống giếng trong Loa Thành. Từ đó, giếng ngọc trong Loa Thành mang tên là giếng Trọng Thuỷ.

Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Châu
17 tháng 1 2017 lúc 11:39

Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III TCN để thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc. Cách bố trí thành Cổ Lao đã thể hiện trí tài giỏi của con người thời đó. Đây là một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào của dan tộc ta.

Ngô Thị Kiều Uyên
9 tháng 3 2022 lúc 9:46

Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III TCN để thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc. Cách bố trí thành Cổ Lao đã thể hiện trí tài giỏi của con người thời đó. Đây là một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ rất đáng tự hào của dan tộc ta.