Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Akemi Madoka
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Huyền
21 tháng 12 2016 lúc 23:25

giống:bề mặt thấp tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng

khác:bình nguyên:độ cao tuyệt đối bé hơn hoặc bằng200m

ko có sườn

cao nguyên:độ cao tuyệt đối lớn hơn hoặc bằng 500m

có sườn dốc

Lê Hoàng Ngọc
22 tháng 12 2016 lúc 17:40

có rồi mà

 

Sarah
11 tháng 12 2017 lúc 18:49

Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Khác nhau:
Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối dưới 200m, nhưng đôi khi cũng đạt tới 500m. Thường không có đồi dốc, tập trung nhiều dân cư, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ (do phù sa các con sông bồi đắp). Kinh tế ở bình nguyên phát triển hơn.
Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500m, địa hình dốc, dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người, là khu vực thích hợp trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Kinh tế chậm phát triển hơn so với bình nguyên

Kiwi nhỏ
23 tháng 12 2016 lúc 15:41

ôi sao mắt thẩm mỹ của mình lại đẹp thế oaoa

để cho "usali" đẹp long lanh

 

oOo Pé NGốC oOo
27 tháng 12 2016 lúc 14:46

oe

yen ngo thi
3 tháng 1 2017 lúc 20:38

Con ngây oe

võ trương mỹ lam
Xem chi tiết
sarah sweet
3 tháng 1 2017 lúc 21:40

mỗi loại cây thuân lợi trồng các loại cây khác nhau

cần xác định dạng địa hình để trồng cây có sản phẩm cao

Trần Quang Hưng
3 tháng 1 2017 lúc 19:46

Gọi binh nguyên bồi tụ vì cũng như núi cao nguyên có độ cao tuyệt đối trên 500m và có sườn dốc.

Hoang Hung Quan
3 tháng 1 2017 lúc 20:05

Gọi là bình nguyên bồi tụ vì do phù sa bồi đắp thành bình nguyên.

Tô Mai Phương
3 tháng 1 2017 lúc 21:03

Gọi là bình nguyên bồi tụ vì bình nguyên này do phù sa bồi đắp ( hay còn gọi là châu thổ )

Nghĩa
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
6 tháng 1 2017 lúc 8:50

bình nguyên là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°.

Trần Hoàng Bảo Ngọc
6 tháng 1 2017 lúc 20:39

Bình nguyên : là một dạng địa hình thấp , tương đối bằng phẳng , có độ cao dưới 200m

Sarah
11 tháng 12 2017 lúc 18:46

Trong địa lý học, vùng đồng bằng hay bình nguyên[1] là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°. Khi độ cao không quá 200 m, người ta gọi nó là đồng bằng thấp, còn khi độ cao từ 200 m tới 500 m, gọi là đồng bằng cao. Các dạng đồng cỏ Bắc Mỹ và đồng cỏ châu Âu là các kiểu đồng bằng, và nguyên mẫu cho đồng bằng thường được coi là các đồng cỏ, nhưng các vùng đồng bằng trong trạng thái tự nhiên của chúng có thể được che phủ bằng các dạng cây bụi, đồng rừng hay rừng, hoặc thảm thực vật có thể thiếu vắng trong trường hợp các đồng bằng cát hay đá tại các sa mạc. Các kiểu vùng đất bằng khác mà thuật ngữ đồng bằng nói chung không hay ít được áp dụng là những vùng bị che phủ hoàn toàn và vĩnh cửu như các đầm lầy, các vùng đất trũng lòng chảo (playa) hay các dải băng.

Các đồng bằng đôi khi xuất hiện như là các vùng đất thấp ở vùng đáy các thung lũng nhưng cũng có trên các cao nguyênở độ cao khá lớn. Chúng có thể được hình thành từ dung nham chảy xuống, trầm lắng bởi nước (suối, sông hay biển), băng và gió, hay bởi xói mòn dưới các tác động của các yếu tố này từ các sườn đồi, núi.

Các vùng đồng bằng tại nhiều khu vực là quan trọng cho phát triển nông nghiệp, do khi đất được bồi tích như là các trầm tích thì độ sâu của nó có thể khá lớn và độ màu mỡ là khá cao, cũng như độ bằng phẳng cao thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa sản xuất; cũng như tại các đồng bằng có thể có các đồng cỏ cung cấp thức ăn cho gia súc.

Lương Nguyễn Phương Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 1 2017 lúc 20:35

Câu 1:

Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Khác nhau:
Bình nguyên:là dạng địa hình thấp ,độ cao tuyệt đốidưới 200m,nhưng đôi khi cũng đạt tới 500m.Thường không có đồi dốc,tập trung nhiều dân cư, thích hợp trồng cây lương thực ,thực phẩm. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi đắp) .Kinh tế ở bình nguyên phát triển hơn.
Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500m.địa hình dốc,dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người.là khu vực thích hợp trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.Kinh tế chậm phát triển hơn so với BN.
Đây chỉ là hiểu biết của mình nếu có sai sót mong bạn thông cảm.

_silverlining
19 tháng 1 2017 lúc 18:01

Câu 1: Bn tham khảo tại đây nha:

Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo) | Học trực tuyến - Hoc24 hoc24.vn/ly-thuyet/bai-14-dia-hinh-be-mat-trai-dat-tiep-theo.1347/ Câu 2: Tham khảo ở đây : Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo) | Học trực tuyến - Hoc24 hoc24.vn/ly-thuyet/bai-14-dia-hinh-be-mat-trai-dat-tiep-theo.1347/
Minh Thư
Xem chi tiết
_silverlining
3 tháng 4 2017 lúc 18:20

- làm đất đai thêm phù sa , giúp cho mùa màng , phát triển nông nghiệp

kenkunn
29 tháng 8 2017 lúc 19:36

giúp cây nhanh chóng phát triển

diem pham
23 tháng 12 2018 lúc 19:40

thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.Vì vậy đây cũng là những vùng nông nghiệp phù trú, dân cư đông đúc

Huynh Thi Ai Ly
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 7 2017 lúc 13:27

Hinh 24. Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí

Từ vĩ độ 66o33’B là đường vòng cực Bắc, bắt đầu ngày dài 24 giờ. Càng lên các vĩ độ cao thì góc chiếu Mặt Trời càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực (90oB).

Đạt Trần
27 tháng 7 2017 lúc 13:42

Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Dương Nguyễn
31 tháng 7 2017 lúc 12:59

Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

- Ngày 22/6 tại vòng cực Bắc có ngày dài 24h vì:

+ Ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, còn nửa cầu Nam ngả về phía đối diện. Do đó nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm và ở nửa cầu Nam thì ngược lại.

+ Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng - tối, nên có ngày dài 24h và vòng cực Nam nằm sau đường phân giới sáng - tối nên có đêm dài 24h.

- Ngày 22/12 tại vòng cực Nam có ngày dài 24h vì:

+ Ngày 22/12, nửa cầu Nam chúc về phía MT, còn nửa cầu Bắc ngả về phía đối diện. Do đó nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm và ở nửa cầu Bắc thì ngược lại.

+ Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng - tối thường xuyên thay đổi. Vào ngày 22/12 thì vòng phân chia sáng - tối ngược lại so với ngày 22/6: nửa cầu nam có ngày dài 24h và nửa cầu Bắc có đêm dài 24h.

Huynh Thi Ai Ly
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 7 2017 lúc 13:24

Cao nguyên
– Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m
– Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
– Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)…
– Giá trị kinh tế
+ Trồng cây công nghiệp
+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh qui mô lớn.

Bình nguyên (đồng bằng)
– Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m->500m
– Đặc điểm hình thái, gồm hai loại đồng bằng :
+ Bào mòn : Bề mặt hơi gợn sóng (tiêu biểu châu Âu, Canada)…
+ Bồi tụ : Bề mặt bằng phẳng (tiêu biểu Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long)..
– Giá trị kinh tế:
+ Trồng cây lương thực -> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư đông đúc
+ Tập trung nhiều thành phố lớn.

Núi
+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
– Có 3 bộ phận : Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)
– Phân loại núi :
+ Núi thấp : Dưới 1000m
+ Núi trung bình : từ 1000m-2000m
+ Núi cao : Từ 2000m trở lên.

Bình Trần Thị
27 tháng 7 2017 lúc 13:24

Đồi
– Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m
– Đặc điểm hình thái:
+ Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
+ Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.
– Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…
– Giá trị kinh tế:
+ Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
+ Chăn thả gia súc.

Phạm Thị Thạch Thảo
27 tháng 7 2017 lúc 9:54

*Bình nguyên:

- Khái niệm:

+ Bình nguyên(đồng bằng) là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
+ Có hai loại bình nguyên: Bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ( ĐB châu thổ).
- Độ cao
Độ cao tuyệt đối dưới 200m ( nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m) .

- Giá trị kinh tế:
+ Thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.
+ Nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn, phát triển du lịch.

*Cao nguyên:

- Khái niệm:

+ Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc.

- Độ cao:

+ Độ cao tuyệt đối trên 500m. VD: CN Mộc Châu, CN Di Linh....

- Giá trị kinh tế:
+ Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch.

* Đồi:

- Khái niệm:

+ Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
+ Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.

- Độ cao:

+ Độ cao tương đối dưới 200m.

- Giá trị kinh tế:

+ Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, du lịch.

chi trần
Xem chi tiết
The Dead Note
28 tháng 9 2017 lúc 15:24

i don't no