Bài 10 : Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lionel Cường
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 12 2017 lúc 13:40

Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phrăng diễn ra tiêu biểu nhất

+ Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc

+ Xuất hiện đồng tời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.

Thảo Phương
27 tháng 12 2017 lúc 13:40

Phong kiến phương Tây:
– Chính trị: Vua ko phải là ng có quyền lực tuyệt đối, mọi việc phải thông qua sự đồng ý của Quốc Hội
– Kinh tế : Liên tục đổi mới, học hỏi lẫn nhau nên kinh tế ko ngừng phát triển
– Xã hội: Gia đình thường chỉ có 2 thế hệ, giữa các thế hệ luôn có sự xa cách, mang tư tưởng tự do phóng khoáng

-Tại phương Tây, đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.

Nguyễn Thị Kim Chi
Xem chi tiết
O=C=O
28 tháng 12 2017 lúc 22:57

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

Chị Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 12:16

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU .

1. Lãnh địa phong kiến.

- Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây âu ra đời, đây là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản của xã hội PK phân quyền Tây Âu.

- Lãnh địa là 1 khu đất rộng trong đó có ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm … trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài dinh thự nhà thờ  đó là đất của lãnh chúa. Còn đất khẩu phần ở xung quanh được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy, xây dựng thôn xóm có nghã vụ nộp thuế.

2. Đặc điểm của lãnh địa:

* Kinh tế đóng kín tự cung , tự cấp , tự túc

+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa .

+ Cùng sản xuất lương thực nông  nô còn dệt vải làm dày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

+ Về cơ bản không có sự mua bán trao đổi ra bên ngoài ( trừ những mặt hàng sắt, muối, tơ lụa)

* Chính trị độc lập

+ Lãnh chúa nắm quyền chính trị: tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng, có quyền bất khả xâm phạm không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ.

* Quan hệ trong lãnh địa:

+ Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng  Họ bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn dùng những cực hình tra tấn rất rã man với nông nô.

+ Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong các lãnh địa họ bị gắn chặt lệ thuộc lãnh chúa nhận ruông cày cấy và nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra họ phải nộp nhiều thứ thuế vô lí khác như thuế thân, thuế cưới xin,.. mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ lao động  nhưng họ phải sống trong những túp lều tối tăm bẩn thỉu ẩm ướt, đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát đè trĩu lên cuộc đời họ.

Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 12:17

THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI

1. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại:

Từ thế kỉ XI thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện do lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi.

- Nông nghiệp:  công cụ sản xuất cải tiến , kĩ thuật canh tác tiến bộ, khai hoang mở rộng, diện tích sản xuất tăng, sản phẩm ngày càng dư thừa nên nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng cao. Vì vậy sản phẩm  được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa như trước.

- Thủ công nghiệp:  diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.

- Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa.Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, tư đường, bến sông, bến cảng…để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.Từ đó thành thị ra đời.

2. Hoạt động ở thành thị ( tổ chức kinh tế).

Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ lập ra thương hội, phường hội để kinh doanh và sản xuất. (SK)

3. Vai trò của các thành thị trung đại ở Tây Âu.

- Kinh tế: đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển

- Chính trị: Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.

- Văn hóa: Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như ox phớt, cam dơ rít, xooc bon, pa ri…. Đây cũng chính là trung tâm văn hóa châu âu lúc bất giờ.

Hà Trang
Xem chi tiết
Vy Đông
Xem chi tiết
Smile
23 tháng 12 2020 lúc 20:54

Lãnh địa: + kinh tế: nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. + hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công. + Xã hội: lãnh chúa, nông nô. Thành thị trung đại: + kinh tế: hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. + hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp. + Xã hội thợ thủ công, thương nhân.

An Nhiên
Xem chi tiết
thật sai lầm
14 tháng 12 2021 lúc 21:38

Tác động của thành thị đối với SPT của chế độ PK Tây Âu :

  + Thành thị xuất hiện làm cho các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới , đối lập với xã hội phong kiến . 

  +  Làm cho các không khí trong thành thị trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa , các trường đại học nổi tiếng : Ô-xpho ; Xooc-bon ; Pra-ha ; ..... Đã được xây dựng tại các thành thị .

  + Như vậy , khi thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế , chính trị , văn hóa ở Châu Âu , có những biến chuyển rõ rệt , nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến , đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới . 

Nhật duy Nguyễn
Xem chi tiết
Ân Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết