Vua chích chòe

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai. 

+ Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”

+ Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”. 

+ Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”. 

+ Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”. 

- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. 

- Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. 

- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

“Tôi” tức là người kể chuyện và “bạn” tức là người đọc, người nghe. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc, người nghe hiểu rằng đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể. Thậm chí ở một số truyện cổ tích nước ngoài, người kể chuyện còn nhấn mạnh hàm ý “công thức” này: “thế là hết chuyện, đến đây thì tôi không còn gì bịa cho anh nghe nữa đâu”.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)