Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 1 đọc và phân tích ngữ liệu văn bản: "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương" (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Cách mở đầu và kết thúc của văn bản đã thực hiện đúng theo yêu cầu của văn bản thuyết minh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 đọc và phân tích ngữ liệu văn bản: "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương" (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm và những tín hiệu từ công chúng và dư luận.

- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị mà bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mang lại, đó là những thước phim đánh thức ký ức tuổi thơ và tình quê hương.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 đọc và phân tích ngữ liệu văn bản: "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương" (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:

+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.

+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.

+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.

+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.

- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 đọc và phân tích ngữ liệu văn bản: "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương" (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành viết theo quy trình (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Bài viết tham khảo:

       Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

       Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.

       Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.

       Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.

       Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

       Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.

       Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)