Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Vấn đề xã hội được nêu lên trong bài viết: Thực trạng xã hội nông thôn Việt Nam thời phong kiến, phong tục cưới hỏi, không khí hội hè đình đám…

- Những vấn đề xã hội ấy được phân tích trên những khía cạnh: nghệ thuật hội họa dân gian, tinh hoa văn hóa dân gian và văn hóa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Về nội dung:

“sự tương phản mèo - chuột” phản ánh mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, “làm luật”, “lệ làng” ... của tầng lớp thống trị trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.

+ Hình ảnh phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo - chuột, dù mèo là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột nhưng đã tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ; chuyện thù hận đã lắng xuống, nhạt đi, phần nào được “hóa giải”.

+ Đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình” trong cộng đồng.

- Về nghệ thuật:

+ “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” .

⇒ Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là:  mối quan hệ không thể tách rời, chúng song hành và bổ trợ lẫn nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Sự kết hợp giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện thông qua cách trình bày và lập luận của người đưa ra.

+ Với luận điểm 1: tác giả nêu lên vấn đề xã hội mà người viết quan tâm. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ về việc “con người không bao giờ có thể sống riêng lẻ, đơn độc” và bằng chứng cụ thể trong đại dịch Covid 19, mọi người cùng hợp sức chiến thắng đại dịch.

+ Với luận điểm 2: “khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận”. Tác giả đưa ra lý lẽ “cuộc đời đa sự, con người đa đoan, khó tránh khỏi những xung đột….” và bằng chứng thông qua câu nói của A-thơ Uy-li-am U-a-rơ.

+ Với luận điểm 3: Bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một giải pháp hiệu quả. Tác giả với lí lẽ và bằng chứng trích dẫn từ giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bức tranh Đám cưới chuột đã làm sáng tỏ luận điểm đưa ra.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 54)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 56)

Hướng dẫn giải

- Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề:  tính chất phi thường trong con người bình thường.

- Đây là một vấn đề xã hội: con người không ai đều như nhau, nhờ sự phát triển và hoàn thiện bản thân để trở thành một người thành công, phi thường…

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 56)

Hướng dẫn giải

- Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp tương trợ, bổ sung làm rõ nội dung lẫn nhau.

- Ví dụ:

• Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…

+ Bằng chứng: nội dung Truyện Kiều: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẽ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.

→ Như vậy, tác giả muốn đưa những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm về những con người nhỏ bé, bình thường nhưng lại mang tính chất phi thường.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 56)