Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 15)

Hướng dẫn giải

a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật chuột xù.

b. Nhân vật chuột xù dùng những từ ngữ để gọi mình và các nhân vật khác:

Từ để gọi mình (chuột xù):

tôi, chúng tôi.

Từ để gọi mèo nhép:

cậu bạn thân, cậu ấy.

Từ để gọi bác ngựa:

bác.

c. Những từ ngữ in đậm thể hiện: A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.

d. So với cách kể chuyện trong bài văn trang 11, cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có những điểm khác:

+ Cách mở đầu câu chuyện: chào hỏi với người đọc và giới thiệu về bản thân như đang giao tiếp, nói chuyện với người đọc.

+ Cách kể lại các sự vật trong câu chuyện: nhiều cảm xúc của bản thân chuột xù (người kể), cách kể các sự vật có đan cài suy nghĩ của chuột xù, các dự đoán và kết luận cá nhân của chuột xù.

+ Cách kết thúc câu chuyện: châm biếm và mang tính cảm xúc, nhấn mạnh bài học dành cho mèo nhép.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện:

– Cần hiểu rõ nhân vật, câu chuyện kể theo lời nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì?

– Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, điều chỉnh giọng điệu, tình cảm tuỳ thuộc bối cánh tình huống trong truyện có.

– Bổ sung các yếu tố cảm xúc, tính từ trạng thái trước những tình huống truyện phù hợp.

– Có sự diễn đạt thoải mái, tự nhiên với các câu văn khi miêu tả, kể chuyện, không gò bó vào câu chuyện ban đầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)