Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.
- Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện trong đoạn văn là: xúc động, bồi hồi, xao xuyến và trân trọng từng khoảnh khắc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nghệ thuật liệt kê: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hi vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới …
⇒ Dùng để nhấn mạnh ý, diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung của văn bản.
- Cách trình bày đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp: có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và cuối đoạn.
⇒ Giúp cho văn bản trở nên logic, mạch lạc hơn.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Phép thế: “Cảm xúc”, “Những sắc thái cảm xúc”
⇒ Sử dụng từ ngữ giúp tránh lặp lại từ “cảm xúc” đồng thời có ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)