“Và tôi vẫn muốn mẹ…”

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại là:

- Nhân vật “tôi” tự kể câu chuyện của chính mình. Nhân vật “tôi” là người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.

- Tháng, năm sự kiện diễn ra.

- Địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ.

- Các sự việc đều diễn ra liền mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của nhân vật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

* Chi tiết:

- Máy bay đánh bom, tất cả sắc màu đều biến mất. Lần đầu đứa bé biết đến từ chết chóc.

- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.

- Không có chỗ ngủ, những đứa trẻ đành ngủ trên rơm rạ.

- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.

- Trong trại hè mồ côi, hàng chục đứa bé khóc òa gọi ba mẹ.

- Đứa bé lớp ba trốn trại đi tìm mẹ, đói lả đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi...

- Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn đeo bám nhân vật.

⇒ Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản.

* Hình ảnh gây ấn tượng nhất: Vì đói khát, người ta phải ghết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất Mai-ca vì: Phải chứng kiến cảnh đó là một điều tàn nhẫn, ám ảnh với một đứa trẻ. Qua đó, ta thấy được sự tàn nhẫn khủng khiếp của chiến tranh, không chỉ hủy hoại thể xác mà còn tàn phá tinh thần, đặc biệt là những đứa trẻ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản để nhân vật “tôi” kể chuyện. Tác giả đã ghi lại bằng cách lựa chọn ngôn từ, giọng kể, sắp xếp các sự việc, sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.

- Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng phải trải qua.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Các chi tiết tạo nên sức lay động: 

+ Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này.

+ Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ.

+ Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có.

+ Những đứa trẻ không có chỗ ăn, chỗ ngủ.

+ Những đứa trẻ phải xa gia đình của mình, nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc.

=> Đây đều là những chi tiết chân thực được kể bằng lời của người trực tiếp trải qua những biến cố đó. Vì vậy, cảm xúc chân thật được gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh.

- Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Kết nối đọc - viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)