Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Trước khi đọc (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 65)

Hướng dẫn giải

- Báo: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/ngay-2-9-1945-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-704315

- Phim tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=xRKUB3fUTJM

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.... quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Liên hệ 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Cảm xúc: sự căm phẫn, phẫn nộ, từ đó, gợi lên ý chí mãnh liệt, tinh thần sôi sục, quyết tâm về việc đứng lên đấu tranh, giành lại tự do, giành lại hòa bình độc lập.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy luận 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Mục đích:

- Tạo cơ sở chính trị, pháp lý cơ bản.

- Qua đó một lần nữa khẳng định về quyền độc lập tự do của dân tộc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kỳ quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản là:

- Những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2 cho thấy việc các thi nhân và văn nhân bao thế hệ đã góp sức mình vào việc phản ánh, tái hiện thế giới khách quan vào thế giới nghệ thuật trong văn chương, từ đó khơi gợi những cảm xúc và tình yêu thương trong mỗi cá nhân, trong mỗi cộng đồng, góp phần tạo nên ý nghĩa của văn chương là tô điểm cho đời người và trao cho đời người những ý nghĩa sâu, rộng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

- Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng:

+ Khẳng định nguyên lí chung về quyền độc lập, tự do và hạnh phúc của tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng làm tiền đề cho những lập luận ở phần sau.

+ Đặt ngang hàng ba bản tuyên ngôn, gián tiếp thể hiện niềm tự hào, sự tự tôn của dân tộc.

+ Sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, tố cáo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang phản bội lại những tuyên ngôn tốt đẹp mà cha ông họ đã lập ra.

- Việc kết hợp các thao tác nghị luận:

Thao tác

nghị luận

Thể hiện trong đoạn mở đầu

Tác dụng của thao tác nghị luận

Tác dụng chung của việc kết hợp các thao tác nghị luận

Giải thích

Giải thích ý nghĩa Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Mở rộng cách hiểu từ bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: chuyển từ quyền con người sang quyền dân tộc à Quan điểm có tính chất nhân văn, tiến bộ hơn.

Việc kết hợp các thao tác nghị luận ở đoạn này có tác dụng thực hiện mục đích của phần đầu: khẳng định cơ sở pháp lí làm nền tảng cho các lập luận và lời tuyên bố à Đây là điểm tựa vững chắc để các luận điểm sau được phát triển một cách thuyết phục và đa dạng, qua đó làm sáng tỏ luận đề và thực hiện mục đích của toàn văn bản.

Chứng minh

Trích dẫn nguyên văn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp.

Minh chứng cho cơ sở pháp lí về quyền bình đẳng, hạnh phúc của nhân loại; gián tiếp thể hiện niềm tự hào dân tộc và thực hiện thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”.

Bình luận

Đó là những lí lẽ không ai chối cãi được.

Khẳng định quan điểm: quyền tự do, hạnh phúc, bình đẳng của mỗi dân tộc là bất khả xâm phạm à cơ sở pháp lí vững chắc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

a. Cách lập luận để bác bỏ luận điệu “bảo hộ, khai hóa” của thực dân Pháp và quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam:

Luận điệu của thực dân Pháp

Luận điệu bác bỏ của tác giả Hồ Chí Minh

Nhận xét về cách lập luận

Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp có công bảo hộ Đông Dương.

Pháp không có công bảo hộ, mà trái lại, đã gây ra nhiều tội ác “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

- Nêu được tội ác trên nhiều phương diện: về chính trị, về kinh tế - xã hội, soi chiếu cả tên phương diện lương tâm và đạo đức.

- Bằng chứng xác thực.

- Ngôn ngữ, giọng điệu đanh thép, giàu tính biểu cảm.

Nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương nghiễm nhiên thuộc quyền bảo hộ của người Pháp

- Thực dân Pháp đã dã man hai lần bán nước ta cho Nhật.

- Thực dân Pháp không đáp lại lời kêu gọi chống Nhật của Việt Minh, thẳng tay khủng bố Việt Minh, tức là đã phản bội quân Đồng minh, về phe Nhật.

- Dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải là từ tay Pháp, nên không còn là thuộc địa của Pháp nữa.

- Vua Bảo Đại thoái vị, dân ta thoát khỏi ách xiềng xích của thực dân, chế độ quân chủ, thành lập Lâm thời Chính phủ mới, nên có quyền tuyên bố cách li và vô hiệu hóa các thỏa thuận mà nhà Nguyễn đã kí với Pháp.

- Nêu lí lẽ trên nhiều phương diện, phân tích xác đáng cục diện chính trị đương thời.

- Bằng chứng xác đáng, thuyết phục, với những mốc thời gian, sự kiện cụ thể, xác thực.

- Cách sắp xếp hợp lí: vừa theo trình tự thời gian, vừa theo tính chất quan trọng của vấn đề.

- Đưa ra được những nguyên tắc dân tộc bình đẳng được Liên hợp quốc công nhận để làm sáng tỏ các lập luận của mình, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Ngôn ngữ, giọng điệu đanh thép, hùng hồn.

b. Một số nét đặc sắc và biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu phủ định và khẳng định:

- Từ ngữ, biện pháp tu từ:

+ Các từ ngữ để gọi thực dân Pháp; các từ ngư để gọi nhân dân Việt Nam.

+ Biện pháp tu từ: phép điệp cấu trúc, phép liệt kê, các hình ảnh ẩn dụ,…

- Thể hiện sự căm phẫn trước tội ác của thực dân Pháp, nỗi thương xót với người dân Việt Nam khi phải gánh chịu những tội ác ấy; qua đó góp phần tăng tính thuyết phục cho văn bản bằng cách khơi gợi sự đồng cảm, xót xa, phẫn nộ nơi người đọc.

- Các kiểu câu phủ định, khẳng định:

+ Khẳng định tội ác của giặc bằng cách điệp cấu trúc: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào,…

+ Phủ định luận điệu nhân đạo, chính nghĩa của Pháp: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

-- Kết hợp sự khẳng định và phủ định để bác bỏ luận điệu khai hóa của Pháp, từ đó khẳng định cơ sở thực tế về những tội ác của Pháp, là tiền đề cho việc tuyên bố thoát li mối quan hệ với Pháp ở phần sau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Ở Tuyên ngôn Độc lập, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố:

- Những cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc để thoát li quyển bảo hộ của Pháp, tuyên bố sự sụp đổ của triểu đình phong kiến nhà Nguyễn ("Vì những lí lẽ trên").

- Sự xuất hiện chính danh của một chính phủ đại diện cho nhân dân Việt Nam, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam ("chúng tôi, Chính phủ lâm thởi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà").

- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.

Để quốc tế công nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc không phải đơn giản. Cần có điều kiện khách quan: cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc, không thể chối cải, phù hợp với công ước quốc tế; chứng minh sự không lệ thuộc vào bất kì thể lực chính trị nào; khẳng định quyền tự quyết về mọi mặt của dân tộc; điều kiện chủ quan: toàn dân tộc thực sự có ý chí về quyền độc lập, tự do và có quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó. Điểm đặc sắc của Tuyên ngôn Độc lập đó là lời tuyên bố cuối VB đã khẳng định điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan này, tuyên bố trước thế giới quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của nhân dân Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Viết cho ai?

Viết để làm gì?

Viết cái gì?

Viết như thế nào?

Cộng đồng quốc tế

Thuyết phục cộng đồng quốc tế công nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, sự chính danh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Luận điểm 1: Cơ sở pháp lí

Luận điềm 2: Cơ sở thực tiễn

Luận điểm 3: Lời tuyên bố

Cách lựa chọn bằng chứng, lí lẽ đa dạng, hợp lí; kết hợp khéo léo các thao tác nghị luận; sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)