Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Biểu cảm và miêu tả
B. Thuyết minh và nghị luận
C. Tự sự và biểu cảm
D. Nghị luận và miêu tả
Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Biểu cảm và miêu tả
B. Thuyết minh và nghị luận
C. Tự sự và biểu cảm
D. Nghị luận và miêu tả
Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nhật kí của đoạn trích?
A. Kể lại câu chuyện diễn ra theo một trình tự có ngày tháng rõ ràng
B. Miêu tả cảnh vật mình thấy theo trật tự không gian hoặc thời gian
C. Ghi chép lại các sự việc có thật đã xảy ra trong cuộc sống bằng ngôi kể thứ ba
D. Ghi chép lại các sự việc đã trải qua từng ngày, ngôi thứ nhất, xưng “mình”
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiYếu tố thể hiện rõ nhất tính chất nhật kí của đoạn trích: D. Ghi chép lại các sự việc đã trải qua từng ngày, ngôi thứ nhất, xưng “mình”
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nội dung đoạn trích kể về việc gì?
A. Công việc mà những chiến sĩ đã làm sau cuộc ném bom của kẻ thù
B. Những vất vả, gian khổ của chiến trường và cảm nghĩ của người viết
C. Một ngày Chủ nhật bình yên hiếm hoi của nữ bác sĩ giữa chiến trường
D. Những lá thư từ mặt trận kể tất cả nỗi gian khổ, hi sinh nơi chiến trường
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNội dung đoạn trích kể về việc: C. Một ngày Chủ nhật bình yên hiếm hoi của nữ bác sĩ giữa chiến trường
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Câu văn nào sau đây thể hiện suy nghĩ của người viết về sự hi sinh thầm lặng?
A. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì
B. Chiều hôm kia hai chiếc Mo- ran hai thân quần mãi rồi phóng rốc-két xuống…
C. Nhìn những cảnh đó, mỉm cười mà nước mắt chực trào trên mi.
D. Nếu địch giội bom, có cách nào hơn là ngồi trong hầm chờ sự may rủi?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu văn thể hiện suy nghĩ của người viết về sự hi sinh thầm lặng: A. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Ước ao cháy bỏng của người viết trong đoạn nhật kí trên là gì?
A. Có nhiều người biết cảnh gian khổ của chiến trường để sẻ chia, thông cảm
B. Sự nhớ thương, mong ước được an ủi trong tình thương của những người thân
C. Hòa bình trở lại và được về sum họp với gia đình
D. Những người đã qua cảnh ngộ này được chiếu cố, cảm thông
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiƯớc ao cháy bỏng của người viết trong đoạn nhật kí trên là: C. Hòa bình trở lại và được về sum họp với gia đình
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tất cả, tất cả đè nặng trong trái tim mình và tâm tư mình đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Biện pháp nghệ thuật so sánh: “tâm tư mình” đầy ắp như “mặt sông những ngày nước lũ”
+ Sử dụng yếu tố tự nhiên “mặt sông”, “nước lũ” cụ thể hóa trạng thái tinh thần cảm xúc của con người “trái tim”, “tâm tư”
- Tác dụng:
→ Nổi bật sự nặng nề, đầy ắp và tràn ngập cảm xúc trong bản thân nhân vật. Đó là những nỗi lo cho tình hình bệnh xá, là sự căng thẳng khi địch giội bom đổ xuống nơi mặt trận và xen vào đó là nỗi nhớ thương, mong ước được trở về bên gia đình… Tất cả những điều suy nghĩ ấy đã đè nặng tâm tình của cô gái Đặng Thùy Trâm.
→ Câu văn trở nên vô cùng sinh động, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm trạng của nhân vật Thùy Trâm trong đoạn trích trên
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Câu “Quả thực mình đã không nghĩ gì đến hạnh phúc của tuổi trẻ, không hề mong ước được sống trong một tình yêu sôi nổi, mà lúc này chỉ có tình gia đình, chỉ có ước mong sum họp với gia đình” nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn từ 3-5 dòng)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu “Quả thực mình đã không nghĩ gì đến hạnh phúc của tuổi trẻ, không hề mong ước được sống trong một tình yêu sôi nổi, mà lúc này chỉ có tình gia đình, chỉ có ước mong sum họp với gia đình” đã thể hiện tình cảm chân thành với những ước mơ vô cùng giản dị của cô gái Thùy Trâm. Trong không gian chiến trường ác liệt, chị chỉ có một ước mơ vô cùng nhỏ bé- được trở về bên gia đình, sum họp với người thân. Chị không màng đến tình yêu sôi nổi mà lẽ ra đó là một hạnh phúc của tuổi trẻ mà ai cũng phải có. Đối với chị, hạnh phúc bây giờ là chính là được quay về Hà Nội, sum họp bên người thân. Có lẽ, bởi lý tưởng cao cả nhất chị đặt lên hàng đầu là cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc nên những ước mơ của tuổi trẻ đã hòa vào khát vọng, ước mơ lớn của dân tộc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Em nghĩ người viết đoạn nhật kí trên là một người như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua những dòng nhật ký đầy cảm xúc đã góp phần khắc họa hình ảnh của một cô bác sĩ đầy kiên cường, mạnh mẽ, hết mình với lý tưởng của mình và luôn nhiệt huyết với công việc khi cô luôn lo lắng cho tình hình bệnh xá. Thùy Trâm đã hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân của mình, không nghĩ gì về một tình yêu sôi nổi mà chỉ luôn mong muốn được thực hiện ước mơ chung của đất nước. Đó là hình ảnh của con người có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến cho đất nước, tổ quốc. Đồng thời, Thùy Trâm vẫn là một cô gái tuổi đôi mới với những cảm xúc đời thường, ước mơ bình dị luôn mong muốn được về bên gia đình, người thân.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Làm rõ tính phi hư cấu của nhật kí qua đoạn trích trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện có thực (về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện:
- Sự kiện được ghi chép đều có ngày tháng cụ thể: ngày 14/6/1970
- Miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực:
+ Sự kiện: Đoạn trích trên đã ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật Thùy Trâm vào một buổi sáng chủ nhật sau khi nơi chị ở vừa trải qua một trận bom vào chiều hôm kia
+ Nhân vật: năm thương binh nặng, bốn chị em nữ, Thuận đều là nhân vật có thực
→ Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:
+ Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi
+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Có thể rút ra triết lí nhân sinh gì từ đoạn trích nhật kí trên?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi đọc từng trang nhật kí đầy cảm xúc, người đọc không khỏi xúc động trước hình ảnh người con gái đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình... để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Qua đoạn trích nhật kí của Đặng Thùy Trâm, mỗi người chúng ta có thể rút ra được những bài học triết lí nhân sinh về lẽ sống đẹp: Hãy sống cống hiến, sống hết mình mà không sợ gian nan, phải có nghị lực vươn lên trước những thử thách chông gai.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)