Ôn tập cuối học kì 1

Đọc hiểu văn bản 1 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải

a. Theo thể loại

Thể loại

Tên văn bản đọc hiểu

Truyện 

+ Truyện truyền kì: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

+ Truyện ngắn hiện đại: Muối của rừng, Chiếc thuyền ngoài xa, Hai cõi U Minh

Thơ

+ Thơ lục bát: Việt Bắc 

+ Thơ bảy chữ: Tây Tiến, 

+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Lưu biệt khi xuất dương

+ Nhật kí: Nhật kí Đặng Thùy Trâm

+ Phóng sự: Khúc tráng ca nhà giàn

+ Hồi kí: Quyết định khó khăn nhất

Hài kịch

Quan thanh tra, Thực thi công lý, Mùa hè ở biển

Văn tế

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nghị luận 

+ Nghị luận xã hội: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

+ Nghị luận văn học: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

 

b. Theo kiểu văn bản

Kiểu văn bản

Tên văn bản

Văn bản tự sự

Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Muối của rừng, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên...

Văn bản miêu tả

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chiếc thuyền ngoài xa, Hai cõi U Minh...

Văn bản biểu cảm

Chiếc thuyền ngoài xa, Hai cõi U Minh...

Văn bản nghị luận

Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc; Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người; Phân tích bài thơ “Việt Bắc”...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản 2 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí

Truyện truyền kì

Khái niệm

Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, chịu ảnh hưởng truyện truyền kì Trung Quốc, thời Đường

Nhân vật 

- Người hóa thân, người chết sống lại,..

- Nhân vật có sự tương giao giữa thân và người, cõi sống và chết ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)...

Nội dung 

Viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ, thường mượn “xưa” để nói “nay”

Giá trị nghệ thuật

- Xuất hiện yếu tố kì ảo: khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị vừa phản ánh hiện thực và bộc lộ thái độ người viết

+ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: có nhân vật kì ảo ( hồn ma bách hộ họ Thôi, Diêm Vương, Thổ Công...); không gian kì ảo: giấc mộng của Ngô Tử Văn

- Một số truyện có lời bình mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học trong cuộc sống

+ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Lời bình cuối truyện có ý nghĩa lời động viên, khích lệ con người cần phải ngay thẳng, cứng rắn, can đảm để chống lại cái xấu và đòi lại cái đúng, công bằng cho xã hội; không được lùi bước, thỏa hiệp với cái ác.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản 3 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của hài kịch:

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động...

Ví dụ: Trong đoạn trích Thực thi công lý, nhân vật Sai- lốc là người tham lam, tính toán, hà tiện, độc ác.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ... ) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch

Ví dụ: hành động cầm lá thư, hớt hơ hớt hải chạy vào nhà thị trưởng và thông báo “Người công chức của chúng ta tưởng là quan thanh tra lại không phải quan thah tra” của chủ sự bưu vụ trong lớp VIII của vở kịch Quan thanh tra.

- Xung đột hài kịch thường nảy sinh dựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. 

Ví dụ: Xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra: Khi phát hiện sự thật về quan thanh tra, các nhân vật như Chủ sự Bưu vụ, thị trưởng và các nhân vật phụ như Kô-rốp-pin; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích đã thái độ, cảm xúc khác nhau. Điều đó xây dựng sự xung đột trong tính cách xấu xa có thói hư tật xấu với vẻ ngoài đàng hoàng, giả tạo.

- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu

- Thủ pháp trào phúng thường được sử dụng trong hài kịch

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản 4 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải
 

Nhật kí Đặng Thùy Trâm

Khúc tráng ca nhà giàn

Quyết định khó khăn nhất

Đề tài 

Kháng chiến, chiến tranh

Con người và thiên nhiên

Kháng chiến, chiến tranh

Bối cảnh

Là tập nhật kí được tác giả viết từ năm 1968 đến 1970. Đó là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hàng ngày ở nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và ước mơ, khát khao ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu

Trích trong Tuyển tập phóng sự: Những cự li thương mến

Văn bản trích từ chương 4, kể lại sự kiện: Trước giờ nổ  súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi nắm rõ tình hình. Điều này được ông cho là “Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình

Thể loại

Nhật kí

Phóng sự

Hồi kí

Nội dung chính

Ghi lại cuộc sống hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian. Đồng thời, thể hiện cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát, hy sinh của các cán bộ ở quần đảo Trường Sa qua đó ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn dữ dội của biển cả. 

Kể về “Quyết định khó khăn nhất” của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp cầm quân

Ngôi kể

Ngôi thứ nhất ( bác sĩ Đặng Thùy Trâm)

Ngôi thứ nhất ( tác giả)

Ngôi thứ nhất ( Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản 5 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải

Nội dung của bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) có nét gần gũi với tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) ở một số đặc điểm sau: 

- Chủ đề của văn bản: Cả ba văn bản đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước vô cùng sâu sắc trong thời kì giữ vững, bảo vệ nền độc lập của dân tộc trước giặc ngoại xâm 

- Đều xây dựng, khắc họa vẻ đẹp gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong kì kháng chiến 

- Mỗi tác phẩm đều là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc và có ý nghĩa như lời kêu gọi hành động đối với nhân dân Việt Nam hãy đoàn kết, đấu tranh vì độc lập, chủ quyền của mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản 6 (SGK Cánh Diều trang 159)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 12, tập một:

+ Nội dung: Bàn luận vấn đề quan trọng trong xã hội (Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc) hoặc nghị văn học (Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, Phân tích bài thơ “Việt Bắc”)

+ Hình thức: gồm có luận điểm, luận cứ, lập luận

- Ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản:

+ Văn bản nghị luận xã hội: thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả đối với vấn đề thời sự trong cuộc sống 

+ Văn bản nghị luận văn học: hiểu thêm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản văn học được nghị luận

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Viết 7 (SGK Cánh Diều trang 160)

Hướng dẫn giải

- Các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong Ngữ văn 12, tập một:

+ Kiểu văn bản nghị luận: nghị luận, so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học; nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ...

+ Kiểu văn bản thuyết minh: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án

- Kiểu văn bản nghị luận được học ở các bài 1,3,4,5

- Chú ý cho kiểu văn bản nghị luận:

+ Đối với dạng bài nghị luận, so sánh đánh giá tác phẩm văn học:

 Xác định mục đích so sánh; Xác định nội dung, tiêu chí so sánh; Đảm bảo tính chính xác của dẫn chứng, tính chặt chẽ của các lập luận lô gíc,...

+ Đối với dạng bài nghị luận đời sống: 

Xác định mục đích của bài viết; Lựa chọn vấn đề cần bàn luận; Tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về vấn đề cần bàn luận; Phân tích, đánh giá vấn đề cần bàn luận từ các góc nhìn khác nhau; Cần tránh những định kiến hoặc bị dẫn dắt bởi quan điểm đó

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Nói và nghe 8 (SGK Cánh Diều trang 160)

Hướng dẫn giải

- Điểm giống: Bàn luận về một vấn đề để có tri thức, hiểu biết về vấn đề đó

- Điểm khác:

 

Trình bày/ thuyết trình

Tranh luận

Định nghĩa 

Là việc trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người 

Là một cuộc thảo luận trong đó mọi người bày tỏ ý kiến khác nhau về một vấn đề

Mục tiêu 

Truyền đạt, chia sẻ thông tin, hiểu biết về một vấn đề.

Để chứng minh, thuyết phục người khác về quan điểm của mình 

Người tham gia

Người tham gia với một quan điểm chung trong một vấn đề 

Hai bên tham gia với quan điểm trái ngược nhau trong một vấn đề 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tiếng Việt 9 (SGK Cánh Diều trang 160)

Hướng dẫn giải

a. Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết: 

- Có mối liên hệ chặt chẽ

- Có tính chất áp dụng khi đọc hiểu các văn bản theo từng chủ đề 

b. Phân tích tác dụng của yếu tố ngữ âm, từ ngữ, biện pháp tu từ, kiểu câu... trong một văn bản đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

- Sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ

+  Động từ mạnh như: “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…

→  Chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rất thành công:

+ Phép đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ ngừ: trống kì >< trống giục, lướt tới>< xông vào, đâm ngang ><  chém ngược, hè trước >< ó sau… Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) >< địch (đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) >< chiến thắng lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)… Những phép đối nói trên đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.

+ Các hình ảnh biểu tượng (súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ…)

+ Biện pháp tu từ so sánh (trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào),.. 

→ Miêu tả hình tượng người nông dân nghĩa sĩ vô cùng sinh động, đặc sắc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)