Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Câu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Câu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

- Yếu tố trữ tình: tác giả đã nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa trong việc hội nhập bánh mì vào nước ta. Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, giàu hình ảnh.
- Yếu tố tự sự: tác giả kể lại nguồn gốc và cách ăn bánh mì khi du nhập vào nước ta.
=> Tác dụng của sự kết hợp: giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình hội nhập phát triển và giao thoa văn hóa.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

- Quan điểm của tác giả: văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá. 
- Em đồng ý với quan điểm đó vì mỗi việc đều có nguồn gốc riêng, và khi con người hiểu và quan tâm đến nó sẽ tạo nên giá trị văn hóa tốt đẹp.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Suy nghĩ về thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài: cần có sự tiếp thu chọn lọc và tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Văn hóa ẩm thực của Việt Nam luôn là niềm tự hào của nhân dân ta với vô vàn các món ăn ngon, tạo nên sự độc đáo riêng biệt thu hút sự quan tâm của du khác quốc tế, đặc biệt là Phở. Được xem như món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam nhưng nguồn gốc chính xác của phở lại không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn. Các học giả, các đầu bếp, các chuyên gia ẩm thực cho đến những người sành phở đều nhất trí phở có xuất xứ ở miền Bắc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định (nằm ở Tây Nam thủ đô Hà Nội). Do có nhiều người Pháp cư ngụ trong vùng vào thời điểm đó nên người dân địa phương đã chế biến món ăn này để làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Nguyên liệu địa phương vẫn được dùng chủ yếu, kết hợp thêm một ít thịt bò để tạo nên một món súp mang bản sắc của địa phương nhưng có thêm hương vị nước ngoài. Theo một giả thuyết khác, bát phở đầu tiên có nguồn gốc ở Vân Cừ - một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Sau đó, người dân ở ngôi làng này đã gánh phở bán rong đến tận thủ đô Hà Nội để mưu sinh. Tuy không có cở sở để khẳng định tính xác thực của những phỏng đoán này nhưng có một điều chắc chắn là những người bán hàng rong ở Hà Nội đều đến từ làng Vân Cừ. Nhìn chung, phở phản chiếu rõ nét đời sống của người dân Việt cùng với những di sản phong phú, đặc sắc. Thông qua đó chúng ta thấy được một trong những truyền thống về ẩm thực đặc sắc gắn liền với lịch sử dân tộc của Việt Nam trong suốt thế kỷ qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Biết thêm về phở - Cục du lịch quốc gia Việt Nam.
https://vietnamtourism.gov.vn/post/22765

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)