Trở về (Trích Ông già và biển cả) (Ơ - nít Hê - minh - uê)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả hai lần hành động “khóc” của Ma-nô-lin:

+ Lần 1: Vui mừng vì ông lão đã trở về an toàn

+ Lần 2: Tự hào về ông lão.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Ma-nô-lin: Thán phục và hiểu biết => cậu bé thán phục trước sự to lớn của bộ xương => nhận thức được sự to lớn của thiên nhiên.

- Nhóm ngư dân: Ngạc nhiên và thán phục => ngoài sự ngạc nhiên trước kích thước của con cá thì còn là sự thán phục khả năng của ông lão.

- Chủ khách sạn: thờ ơ và thực dụng => ông ta hoàn toàn thờ ơ trước con cá to lớn mà chỉ chăm chăm vào xem kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mà thôi.

- Hai người khách du lịch: họ hiếu kỳ trước bộ xương to lớn nhưng cũng hoài nghi về việc ông lão có phải là người đã bắt được con cá hay không.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Ngôn ngữ kể chuyện: giản dị, mộc mạc với người nghe; khắc họa sinh động những sự kiện và đồng thời cũng tạo được nhịp điệu cho câu chuyện.

- Ngôn ngữ đối thoại: tự nhiên và bày tỏ cảm xúc chân thực.

- Liên hệ với “nguyên lí tảng băng trôi”: Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại trong đoạn trích sử dụng phong cách cô đọng, hàm ý, mở ra nhiều tầng nghĩa cho người đọc. Cách sử dụng ngôn ngữ này không chỉ tạo chiều sâu cho tác phẩm mà còn khiến người đọc suy ngẫm về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đồng thời, nó thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Hemingway với "nguyên lý tảng băng trôi", khi chỉ miêu tả những chi tiết bề nổi, để lại nội dung sâu xa cho người đọc tự khám phá.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Theo tôi, đoạn kết truyện có thể gợi mở những ý nghĩa và liên tưởng là: một vòng lặp luân hồi của cuộc sống, ca ngợi sự kiên cường, dám vượt lên để chiến đấu với thiên nhiên của con người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Chuyến đi của Xan-ti-a-gô có thể xem là chuyến đi thất bại về việc ông chẳng bắt nổi một con cá nào, nhưng bù lại nó lại thành công về mặt tinh thần: ông đã vượt qua được bức tường của chính bản thân ông.

- Nếu coi nhân vật Xan-ti-a-gô là một biểu tượng, thì theo tôi, đó là biểu tưởng của sức mạnh kiên trì, dám đứng lên để chiến thắng chính bản thân mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Kết nối đọc - viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Câu văn “Ông lão biết rằng không ai phải cô đơn nơi biển cả" trong đoạn trích "Trở về" của tác phẩm "Ông già và biển cả" mang đến cho tôi nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Ban đầu, câu nói có vẻ mâu thuẫn với thực tế. Biển cả mênh mông, rộng lớn, là nơi con người dễ dàng cảm thấy nhỏ bé và cô đơn. Tuy nhiên, qua cách miêu tả của Hemingway, ta nhận ra rằng biển cả không chỉ chứa đựng sự hung hãn mà còn ẩn chứa sự sống và vẻ đẹp kỳ diệu. Đối với Santiago, biển cả là một người bạn đồng hành, là nơi ông gửi gắm niềm tin và hy vọng. Khi đối mặt với thử thách, ông không hề cảm thấy cô đơn vì ông biết rằng xung quanh mình là muôn loài sinh vật, là bầu trời bao la và đại dương mênh mông. Biển cả tiếp thêm cho ông sức mạnh để chiến đấu và vượt qua mọi gian nan. Câu nói "không ai phải cô đơn nơi biển cả" còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần. Con người luôn có mối liên kết với thiên nhiên, và thiên nhiên luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay chào đón con người. Khi con người hòa mình vào thiên nhiên, họ sẽ cảm nhận được sự bình yên, thư thái và tìm thấy sức mạnh nội tâm. Câu nói là lời khẳng định về niềm tin vào cuộc sống, vào sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Dù gặp phải khó khăn nào, con người cũng không nên nản lòng, hãy luôn giữ niềm tin và hướng về phía trước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)