Tôi đã học tập như thế nào?

Trước khi đọc (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 84)

Hướng dẫn giải

- Trong những năm học Tiểu học, em đã làm cán bộ lớp. Điều đó yêu cầu em vừa phải cố gắng học tốt và sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trường, lớp. Điểm số của em luôn đạt loại giỏi và cũng được thầy cô, bạn bè yêu quý.

- Hồi học lớp 2, có giai đoạn em viết chữ rất xấu và ẩu. Bố em dạy dỗ không được, có lần vì tức quá, bố em đã bắt chép phạt bài văn đến khi nào viết sạch đẹp mới được đi ngủ. Hôm đó em đã phải thức rất khuya, tay mỏi nhừ vì chép phạt. Nhưng nhờ đó mà em đã hình thành ý thức viết chữ sạch đẹp đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn bố vì đã nghiêm khắc dạy bảo em từ những điều nhỏ nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Nếu ở vào tình huống được cảm thông, khích lệ như vậy, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật Pê-xcốp, đó là cảm giác ấm áp, vui vẻ khi gặp được người đồng cảm, hiểu và tôn trọng mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp vì đó là một điều khiến nhân vật rất tự hào. Ngoài ra, xét về hoàn cảnh của cậu thì việc biết đọc có ý thức là một thành quả đáng tự hào khi cậu đã vượt lên chính mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến người đọc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thâu cậu bé.

- Mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc; đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi người.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

 Văn bản kể về cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, sau khi chuyển trường và được Đức Giám mục Cri-xan phơ khích lệ cậu bé đã có ý thứ học tập và ham mê đọc sách. Đồng thời văn bản cũng thể hiện vai trò của tình yêu thương, nó giúp con người đi đúng hướng và trở nên tốt đẹp hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Truyện do nhân vật chính thuật lại quá trình học tập của mình ở hai chặng đường đời nối tiếp nhau. Hồi 6 – 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thờ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm, nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Khi gặp Đức Giám mục Cri-xan phơ, được khích lệ, cậu mới bắt đầu có ý thức học tập thì lại có tang mẹ, gia cảnh khốn khó. 10 tuổi, cậu phải “vào đời” kiếm sống. Từ đây, nhất là từ năm 14 tuổi, nhờ không ngừng tự học hỏi trong cuộc sống và ham mê đọc sách, Pê-xcốp đã từng bước trưởng thành và về sau trở thành đại văn hào Nga: M. Go-rơ-ki.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Sau khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Người đã nhìn ra và đánh thức tài năng thiên phú của cậu bé ngay trước lớp học.

- Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp thể hiện tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)