Tiết 6, 7

Câu hỏi II.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 157)

Hướng dẫn giải

Đọc câu ca dao, em hiểu: mỗi người Việt Nam dù bận rộn làm lụng quanh năm suốt tháng nhưng cũng không thể quên được ngày giỗ Tổ vào mùng 10 tháng 03 hàng năm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 157)

Hướng dẫn giải

Trong các câu đã cho, câu ghép là câu a. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 156)

Câu hỏi II.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 157)

Hướng dẫn giải

Theo em, việc nhắc nhớ những câu chuyện cổ xưa có ý nghĩa vô cùng lớn. Giúp người trẻ chúng em luôn nhớ về những công lao, những cố gắng và vất vả của người xưa để có giang sơn, cơ đồ ngày hôm nay. Chuyện cổ xưa lại ẩn hiện trong dáng hình của thiên nhiên, của đền tích làm câu chuyện cổ thêm khắc sâu, thêm ý nghĩa và thiêng liêng hơn cả.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 156)

Hướng dẫn giải

Những cảnh vật ở đền Trung gợi lên vẻ cổ kính là: những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già toả bóng mát.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 156)

Hướng dẫn giải

Ở đoạn mở đầu, đền Thượng được miêu tả:

– Trước đền Thượng: những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa

– Trong đền Thượng: dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi I.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 155)

Hướng dẫn giải

Qua lời kể của tác giả, những chi tiết cho thấy vua rất gần gũi, gắn bó với muôn dân là: vua đi săn và nghỉ chân chốn này khi trưa tròn bóng nắng; nhận thức quả xôi đầy dân dâng để dùng làm bữa; vua chọn nơi đây để xây nhà, giã gạo làm bánh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi I.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 155)

Hướng dẫn giải

Khi đi qua Thậm Thình, tác giả lại bâng khuâng nhớ về thuở xa xưa vì Vua Hùng cũng từng đi qua đây, chọn nơi đây để gây dựng tiền đồ và giã gạo làm bánh chưng, bánh giầy trong tiếng chày thậm thình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi I.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 155)

Hướng dẫn giải

Theo em, bốn dòng thơ cuối ý nói: dù dấu tích, cảnh và người xưa quá đỗi đẹp dù không còn nữa nhưng kí ức, những trang sử, tình yêu và lòng tự hào cho tích xưa vẫn sống mãi, vẫn còn nằm trong tâm khảm người dân Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 157)

Hướng dẫn giải

Bài văn gợi lại những câu chuyện cổ xưa về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Một số câu chuyện được nhắc tới là:

– Nam quốc sơn hà: bài thơ khích lệ tinh thần quân sĩ giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.

– Các Vua Hùng: Hùng Vương trải qua 18 đời vua là các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, dựng nên đất nước Việt Nam sơ khai nhất từ khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ II trước công nguyên.

– Mị Nương và Sơn Tinh: truyền thuyết về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh để tranh giành làm người cưới nàng Mị Nương – con gái của Vua Hùng thứ 18.

– Dấu chân ngựa sắt Phù Đổng: Thánh Gióng hiệu là Phù Đổng Thiên Vương là nhân vật truyền thuyết, là truyền thuyết cậu bé không biết nói nhưng khi nghe tin tuyển người giúp Hùng Vương đánh giặc, bỗng cao lớn và cưỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân.

– An Dương Vương rời đô về Phong Khê: sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã rời đô về Phong Khê (nay là Đông Anh, Hà Nội).

– Con cháu về thăm đất Tổ: vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nước ta lấy làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, rất đông người cùng nhau kéo về đất Tổ tại Phú Thọ – vùng đất cổ, cái nôi của văn hoá Lạc Việt, nhiều di sản văn hoá gắn với thời đại Hùng Vương.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)