Tiết 6, 7

Câu hỏi II.8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

– Dùng kết từ còn: Canh lá mật là cách lấy mật ngày xưa còn cách lấy mật phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật.

– Dùng cặp kết từ vì…nên…:  mật có thể đổi lấy đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày nên ba bà cháu rất vui khi được mùa mật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế có tác dụng liên kết câu là: họ (thay cho từ ngữ: gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện qua những câu trò chuyện sôi nổi sẽ định mua đồ vật gì của Phựng, Nôốc Kham và bà.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Trong các câu dưới:

+ Các câu đơn là: b, d.

+ Các câu ghép là: a, c, e. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Theo em, những tình cảm được thể hiện trong câu chuyện và chi tiết cho em biết điều đó là:

+ Tình cảm lo toan, biết dành dụm của bà (loại mật nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cất riêng làm thuốc).

+ Tình cảm của bà dành cho các cháu, muốn các cháu vui (bà hỏi các cháu muốn mua gì nào?)

+ Tình hiếu thảo của các cháu cho bà (những thứ bà muốn mua là mua chung cho cả nhà mà; cháu sẽ mua cao cho bà vì bà hay kêu đau xương).

+ Tình làng nghĩa xóm biết chia sẻ (mời gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Mật sau khi thu được có hai hương vị: một loại mật vị ngăm ngăm đắng là do có nhiều nhuỵ xoan, có thể làm thuốc; loại mật khác có vị ngọt đậm, là mật thường dùng để ăn và đổi hàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Để lấy mật, bà đã chuẩn bị: nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật, mâm bột, bát vừng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

a. Bài thơ nhắc đến những cơn mưa vào thời gian và hoạt động tương ứng của con người:

Mưa vào mùa xuân: khi này, hoa mai nở hé đón nắng.

Mưa rào tháng Năm (mùa hạ): khi này, chị ra đồng hai buổi; lúa chín vàng.

Mưa tháng Mười (mùa đông): khi này, bà ngồi bên bếp lửa, giã ngô thơm mùi nắng.

b. Em hiểu “cơn mưa của con” trong bài thơ nói về: hành động tưới cây của người con. Có thể vì mưa không đủ, không có mưa mà con tự tạo ra mưa từ việc tưới nước. “Cơn mưa của con” giúp cây cối phát triển, làm cho con hạnh phúc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Em sắp xếp các hoạt động dưới đây theo trình tự của việc lấy mật là:

e. Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật.

d. Bắc nồi chõ lên bếp.

b. Đặt chậu sành lên miệng chõ.

a. Gác những lá mật trong góc chậu sành.

c. Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra.

g. Để mật nguội.

h. Gạt sáp ra và chắt mật vào vò.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi II.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Trong câu chuyện, người bà hết mực lo toan và giỏi giang. Bà biết rõ ràng từng công đoạn và vật dụng cần phải có để lấy mật, cách phân loại mật thu được. Không chỉ vậy, bà còn có một lòng “thoáng” với các cháu, với tình cảm hàng xóm láng giềng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)