Thực hành tiếng Việt

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang)

Hướng dẫn giải

- Chân

a, Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng

b, Phần ở dưới, để làm trụ giữ thăng bằng cho vật

c, Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi

- Chạy

a, Di chuyển nhanh, bằng bước chân

b, Phương tiện giao thông di chuyển trên đường

c, Giúp đỡ lo liệu cho mọi việc nhanh chóng xong xuôi

d, Trải dài, nằm trải ra thành một dải dài bất tận.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 59)

Hướng dẫn giải

Ba từ chỉ bộ phận con người và sự chuyển nghĩa của chúng:

- Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….

- Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân

- Từ tay: tay ghế

- Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 59)

Hướng dẫn giải

Trong những câu ở a), ta có:

- Từ đa nghĩa chín với các nghĩa: (quả) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc màu vàng, có hương thơm (Quýt nhà ai chín đỏ cây); thành thạo, tinh thông nghề nghiệp (Một nghề cho chín...).

- Từ chín là tính từ với nghĩa: thành thạo, tinh thông (Một nghề cho chín...) đồng âm với chín là số từ chỉ số đứng ngay sau số tám, trước số mười (... còn hơn chín nghề).

b) Trong những câu ở b), ta có:

- Từ đa nghĩa cắt với các nghĩa: làm đứt bằng vật sắc (...cắt cỏ); tách ra một phần để bỏ bớt (Bài viết bị cắt một đoạn); phân chia nhau để làm việc gì theo sự luân phiên (Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa...).

- Từ cắt là danh từ chỉ loài chim ăn thịt nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và nhọn, bay rất nhanh (nhanh như cắt) đồng âm với cắt là động từ với các ý nghĩa chỉ ra ở trên.

 

a) Trước hết, cần xác định nghĩa của từ bò trong các cụm từ mồm bò: Ở mồm bò thứ nhất, bò là động từ (chỉ sự di chuyển thân thể của động vật trên bề mặt), còn ở cụm từ mồm bò thứ hai, bò là danh từ (chỉ loài động vật nhai lại, chân có hai móng, sừng rỗng và ngắn, nuôi để lấy sức kéo, thịt hoặc sữa).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 60)

Hướng dẫn giải

Bài tập này yêu cầu đối chiếu với nguyên dạng để tìm nguồn gốc các từ mượn. kết quả đối chiếu cho thấy:

- Các từ mượn tiếng Pháp: ô tô, tuốc nơ vít, cáp, xu, kết, các tông. 

- Các từ mượn tiếng Anh: tivi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 60)

Hướng dẫn giải

 Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ thuần Việt bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành tiếng Việt (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 60)

Hướng dẫn giải

Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan. Ngọt từ đầu lưỡi ( vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín; ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt, ngọt tự thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng. Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,... Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)