Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

- quả: chỉ người con bé bỏng non nớt

- quả non xanh: người con chưa trưởng thành, trải qua những sóng gió, bão táp của cuộc đời

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ánh nắng chảy đầy vai” → Hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp không gian, chảy trên cả vai của hai cha con.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Câu

Tác dụng của đấu chấm lửng

a

tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê

b

diễn tả những ước mơ dài rộng chưa kể ra hết, gợi liên tưởng về những không gian cao xa, xa như ước mơ con

c

làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ là từ “ngợp”

d

thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội một cách đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với cả người nói và người nghe. Với người nói, ngữ cảnh là cơ sở để dùng câu, lựa chọn từ ngữ tạo thành câu nói. Tương tự, người nghe cũng cần dựa vào ngữ cảnh để có thể lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung và mục đích mà người nói muốn truyền tải. Lấy ví dụ như trong bốn câu thơ ở bài tập số một, nếu không xác định ngữ cảnh bài thơ là lời của người con hướng tới mẹ thì ta không thể giải nghĩa được từ “quả” hay “quả non xanh” là để chỉ người con còn non nớt bé bỏng, thiếu kinh nghiệm sống chưa thể giúp đỡ hay đền đáp công lao người mẹ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)