Thực hành tiếng Việt trang 40

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Từ đồng nghĩa với từ " hai "

Không thể thay thế vì  từ "đôi " biểu hiện rõ tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn, không thể tách đời 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua  đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.

b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.

=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: thể hiện sự trống trải và khó khăn của một gia đình thiếu vắng đi trụ cột.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)