Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả

Yêu cầu 1 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông rất chân thực và giàu chất chiêm nghiệm đặc biệt là cảm xúc sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Yêu cầu 2 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Điều em xúc động nhất đó chính là những hôm bố mẹ đi làm về nhà rất mệt mỏi nhưng vẫn dành thời gian chăm sóc cho em, đồng hành cùng em học tập... để em không bao giờ cảm thấy cô đơn hay tủi thân so với các bạn.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Câu hỏi giữa bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Từ "lặn" và "mọc" được sử dụng trong bài thơ có ý nghĩa mùa qua hết rồi mùa quả lại tới, là sự đều đặn, tuần hoàn cũng giống như cái lặn và mọc tuần hoàn của Mặt Trời và Mặt Trăng

 

(Trả lời bởi Lợi Đỗ Khoa)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Minh họa cho hình ảnh mẹ vun trồng cây trái, nuôi bí chăm bầu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- “lớn lên”: sự trưởng thành, khôn lớn của những người con

- “lớn xuống”: sự chín muồi của những quả bí, quả bầu

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3 (khổ 1).

- Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12 (khổ 3), chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của mẹ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ là lời của người con/ tác giả nói với người mẹ của mình: sự tần tảo, hi sinh vất vả của mẹ nuôi nấng các con; khi mẹ già yếu rồi nhưng các con vẫn chưa làm được điều gì cho đời.

- Tâm trạng và thái độ của tác giả: Thương mẹ, trân trọng mẹ và thể hiện sự băn khoăn day dứt khi chưa làm được điều có ích cho đời.

    (Trả lời bởi Lợi Đỗ Khoa)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Vì tác giả lo sợ ngày mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với “vườn người” mẹ đã vun trồng suốt cả cuộc đời. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu.

Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)