Thực hành đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ

Yêu cầu 1 (Phần Chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy ( nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa.

(Trả lời bởi Midoriya Izuku)
Thảo luận (2)

Yêu cầu 2 (Phần chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 27)

Câu hỏi giữa bài 1 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

 Những quan sát của Côn trong phần 1:

Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát Thiên lí.

Côn ngạc nhiên hơn khi nhìn dãy núi xa xa rất nhiều hình vẽ, càng ngắm núi càng biến hóa theo sự tưởng tượng của Côn.

Hòn lèn y như một con người cụt đầu đứng hiên ngang giữa đời.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 2 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

- Qua sự đánh giá về An Dương Vương, cậu bé Côn phê phán và coi trọng:

+ Phê phán: sự thành thật, ruột để ngoài da của cha con An Dương Vương không thể giúp giữ nước.

+ Coi trọng: tự chém con gái và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 3 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Các địa danh được nhắc đến gợi cho người đọc những hình dung về nguồn gốc hình thành của những địa danh đó cũng như ghi nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng quân.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

⇒ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ ba: Giúp câu chuyện được kể từ cái nhìn toàn cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri). Bất cứ điều gì từ các nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba này đều nắm rõ.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

 Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên vô tư nhưng cũng hiểu biết sâu rộng. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của chú bé tôn trọng người lớn và tinh thần ham học hỏi.

 

(Trả lời bởi Midoriya Izuku)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

 Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

(Trả lời bởi Midoriya Izuku)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Gợi ra cho em những suy nghĩ về sự thành đạt và sự bảo vệ của nhà nước, sự trung thành với các lẽ phải của xã hội, và sự trân trọng và giữ gìn những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Nó cũng gợi ra những suy nghĩ về sự cố gắng và nỗ lực của mỗi người để đạt được thành công trong cuộc sống, và sự tôn trọng và trân quý nhau trong gia đình và cộng đồng.

(Trả lời bởi Phía sau một cô gái)
Thảo luận (1)