Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTruyện “Thạch Sanh” có nhiều đồ vật kì ảo. Đó là:
- Cây đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.
- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thạch Sanh
Lý Thông
+ Tin lời đi canh miếu thay.
+ Tin lời trăn tinh của vua.
+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.
→ Cả tin, thật thà
+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.
+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.
+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.
→ Lừa lọc, xảo quyệt
+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.
→ Vị tha, nhân hậu
+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh.
+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.
→ Tàn nhẫn, vô lương tâm
+ Giết trăn tinh.
+ Giết đại bàng.
+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề.
+ Dẹp 18 nước chư hầu.
+ Giỏi võ nghệ, đàn...
→ Anh hùng, tài giỏi
+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.
+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.
→ Tiểu nhân, độc ác
+ Là con người cao cả
→ đại diện cái thiện.
+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém
→ đại diện cái ác.
Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.
Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”)
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”.
Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,…
-> Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐoạn văn tham khảo:
Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Mạnh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)