Đoạn trích kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.
Đoạn trích kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.
Nhận biết một số chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong đoạn trích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời chỉ dẫn sân khấu: nói với Ô-phê-li-a, nói với vua.
- Lời nhân vật: lời của vua, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, Ham-lét, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.
- Đoạn độc thoại của Ham-lét (sống, hay không sống… đừng quên những tội lỗi của ta).
- Đối thoại: các đoạn đối thoại giữa Hăm-lét và Ô-phê-li-a, giữa Pô-lô-ni-út và vua, hoàng hậu - Ô-phê-li-a -vua, Rô-den-cran - Ghin-đơn-xtơn - vua.
(Trả lời bởi datcoder)
Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐoạn độc thoại của Ham-lét diễn tả được sự bất công trong xã hội.
(Trả lời bởi datcoder)
Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu kết cho thấy sự nham hiểm, thủ đoạn của Vua Cloo-đi-út.
(Trả lời bởi datcoder)
Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của Ô-phê-li-a: ngoan ngoãn nghe theo lời của Vua, thể hiện tình cảm với Hăm-lét. Trong khi đó Ham-lét luôn làm ngơ, phớt lờ tình cảm với Ô-phê-li-a, anh luôn cảnh giác để không phải đẩy mình vào cái bẫy của Clô-đi-út.
(Trả lời bởi datcoder)
Chú ý yếu tố thật, giả trong lời nói của Ham-lét.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Yếu tố thật: Trong các đoạn độc thoại, Ham-lét thường tỏ ra căm phẫn, chán nản và tự tiền án mình, anh thường thể hiện sự hoài nghi về lòng trung thành và tình yêu, và đặt câu hỏi về cuộc sống, anh thường tỏ ra đau khổ và uất ức
- Yếu tố giả: Trong cuộc nói chuyện với Ô-phê-li-a, Ham-lét thường tỏ ra lạnh lùng, cay đắng, thể hiện sự khinh bỉ, lãnh đạm và phê phán.
(Trả lời bởi datcoder)
Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhà vua không tin là Ham-lét điên.
(Trả lời bởi datcoder)
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và vận dụng những hiểu biết về văn bản thông tin nói chung để đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản bi kịch, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt? ...).
+ Đặc điểm của bi kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, xung đột…)?
- Đọc trước văn bản Sống, hay không sống? tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.
- Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Ham-lét sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia:
+ Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh.
+ Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.
+ Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.
+ Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.
+ U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại: Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ...; Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “Romeo and Juliet” ...; Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, ....
(Trả lời bởi datcoder)
Mục đích của nhà vua là gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMục đích của nhà vua là muốn xác nhận Ham-lét có bị mất trí hay không.
(Trả lời bởi datcoder)
Nhà vua định làm gì Ham-lét?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhà vua có ý định đưa Ham-lét quay trở về Anh.
(Trả lời bởi datcoder)